Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

Cập nhật: 22/10/2020 -
Lượt xem:530
Ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi làm giả sổ đỏ, sổ hồng khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Làm thế nào có thể phân biệt được sổ thật, sổ giả để tránh rủi ro về pháp lý là điều nhiều người đang quan tâm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, cho biết để nhận diện được sổ thật hay số giả, người mua cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, xem kỹ số seri hay mã vạch in tại cuối trang 4 sổ hồng.

Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó, MX là mã xã (phường) cấp GCN; MN là mã năm cấp GCN; ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dãy số mã vạch có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trường hợp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại dãy số sẽ có 13 số.

 

Thứ hai, kiểm tra mẫu Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có bốn trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

Mục I: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



Trang 2 in chữ màu đen gồm:

Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về:

- Thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;



Trang 3 in chữ màu đen gồm:

Mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận;

Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

Các nội dung trên của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Thứ ba, kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền Văn phòng đăng ký đất đai.

Ở các cơ quan này sẽ kiểm tra được thông tin thửa đất chính xác; kiểm tra được mã vạch của sổ, dễ nhận biết được sổ thật hay sổ giả.

Trước tình trạng sổ giả xuất hiện nhiều như hiện nay, khi thực hiện mua bán nhà đất, người dân nên kiểm tra tính chính xác của giấy chứng nhận trước khi giao tiền.

Nếu phát hiện sổ giả, người phát hiện có thể tố giác với cơ quan công an. Người làm giả sổ có thể xem xét chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo quy định, người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Bị phạt tù từ 2 – 5 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; từ 2 lần trở lên; làm từ 2 – 5 con dấu, tài liêụ hoặc giấy tờ khác; sử dụng con dấu, tài liệu đó thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm.

Bị phạt tù từ 3 – 7 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm giả 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.


Cập nhật: 22/10/2020 -
Lượt xem:530
Các tin khác
5 loại giấy tờ cần kiểm tra để không dính phốt pháp lý khi mua nhà

5 loại giấy tờ cần kiểm tra để không dính phốt pháp lý khi mua nhà

Ngày đăng: 21/10/2020 - Lượt xem: 434

Để ngôi nhà có giá trị đầu tư, tránh mua phải dự án ma, hoặc dự án chưa hoàn thiện pháp lý, mắc bẫy đầu cơ,…nhà đầu tư cần tĩnh táo kiểm tra 5 loại giấy tờ pháp lý dưới đây.
Làm gì khi chủ đầu tư treo sổ hồng chung cư?

Làm gì khi chủ đầu tư treo sổ hồng chung cư?

Ngày đăng: 20/10/2020 - Lượt xem: 399

Mặc dù đã có quy định và chế tài xử phạt rõ ràng về việc cấp giấy chủ quyền nhà, hay còn gọi là sổ hồng, nhưng không ít chủ đầu tư vẫn “chây ì” trong việc cấp sổ hồng cho cư dân.
Mua nhà đất có công chứng nhưng dính sổ đỏ giả: Văn phòng công chứng có bồi thường

Mua nhà đất có công chứng nhưng dính sổ đỏ giả: Văn phòng công chứng có bồi thường

Ngày đăng: 19/10/2020 - Lượt xem: 448

Thời gian qua, không ít trường hợp các đối tượng lừa đảo làm giả sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung một cách tinh vi, qua mặt cả công chứng viên, gây thiệt hại cho người mua nhà đất.
Hoàn công và thủ tục hoàn công nhà ở

Ngày đăng: 13/10/2020 - Lượt xem: 494

Lý do người dân nên làm Sổ đỏ trước năm 2025

Ngày đăng: 07/10/2020 - Lượt xem: 472