Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Có được nhờ em gái đứng tên mua nhà để làm tài sản riêng?

Cập nhật: 28/09/2018 -
Lượt xem:945
Đề phòng cuộc hôn nhân xảy ra bất trắc, tôi định nhờ em gái đứng tên mua nhà thay mình nhưng cũng ngại có thể gặp phải rủi ro.
Vậy việc nhờ người đứng tên này có phức tạp không và có những rủi ro gì? Làm sao để tài sản đó chỉ của riêng tôi?
Trả lời:
Tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".
mua-ban-nha-dat-ha-long
Việc nhờ người khác đứng tên mua nhà tiềm ẩn không ít rủi ro

Theo quy định này, về nguyên tắc, trong thời gian hôn nhân, tài sản mà vợ/chồng nhờ người khác đứng tên sẽ vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản này được coi là tài sản riêng nếu được mua bằng tiền riêng của người mua (được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tích lũy được trước khi kết hôn...). Nhưng nếu xảy ra tranh chấp, chủ tài sản phải chứng minh được tài sản đó được mua bằng tiền riêng của họ. Nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung. Điều này đã được quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình.

Về việc nhờ đứng tên, bên nhờ đứng tên và bên đứng tên phải lập văn bản thỏa thuận, có người làm chứng. Nội dung bản thỏa thuận nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên như quyền sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản, chi phí sang tên...

Dù việc nhờ đứng tên khá phổ biến nhưng cũng có không ít rủi ro như:

Thứ nhất, hai bên xảy ra tranh chấp khi sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản sau khi đứng tên.

Thứ hai, nếu một trong các bên chết thì sẽ kéo theo rắc rối về việc thừa kế, nếu có tranh chấp.


Thứ ba, nếu muốn chuyển nhượng nhưng người được nhờ đứng tên không thể tham gia vì đi công tác, ốm đau, tranh chấp hôn nhân của chính họ mà vợ/chồng của người được nhờ đứng tên cho rằng đó là tài sản của vợ chồng họ.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro khác nên khi nhờ người khác đứng tên, bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Luật sư Đỗ Trọng Linh
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội
Cập nhật: 28/09/2018 -
Lượt xem:945
Các tin khác
Cách tránh rắc rối pháp lý khi mua đất dự án

Cách tránh rắc rối pháp lý khi mua đất dự án

Ngày đăng: 27/09/2018 - Lượt xem: 876

Gia đình tôi mua lại lô đất của người khác, đã trả đủ tiền nhưng họ lại không thanh toán cho chủ đầu tư khiến giờ chúng tôi gặp rắc rối.
Chủ đất hay người thuê phải bồi thường khi xảy ra hỏa hoạn?

Chủ đất hay người thuê phải bồi thường khi xảy ra hỏa hoạn?

Ngày đăng: 26/09/2018 - Lượt xem: 918

Nhà trọ có cần đáp ứng yêu cầu về phòng cháy không? Nếu có thiệt hại cho bên thứ ba thì người cho thuê hay thuê phải bồi thường?