Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ hoặc giấy tờ chứng minh

Cập nhật: 08/08/2019 -
Lượt xem:581

Khi giải quyết tranh chấp đất đai, nếu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh thì việc giải quyết tranh chấp sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp các đương sự không có Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hoặc cá giầy tờ chúng minh thì việc tranh chấp sẽ giải đáp như thế nào? Luật sư chuyên Đất đai sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này

Các giấy tờ cần thiết khi xảy ra tranh chấp đất đai

Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định các loại Giấy tờ  cần thiết khi xem xét cấp Giấy Chúng nhận quyên sở hữu đất như sau:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp không có 1 trong các giấy tờ trên thì làm thế nào?

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCN hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ như sau:

Thứ nhất, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra, như biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng… (nếu có). 

Thứ hai, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đo đạc, thẩm định tại chỗ, vẽ sơ đồ thửa đất, diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương (áp dụng đối với nơi chia đất theo nhân khẩu).  

Thứ ba, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.

Thứ năm, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, ấp, lời khai của các đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định… (nếu có). 

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất tại đâu?

Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;...”

Như vậy, trong trường hợp này, do hai bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bên A có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó) hoặc nộp đơn yêu cầu đến UBND huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.

Công ty Luật Dragon

Cập nhật: 08/08/2019 -
Lượt xem:581
Các tin khác
Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất lấn chiếm

Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất lấn chiếm

Ngày đăng: 08/08/2019 - Lượt xem: 594

Làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp bị chối với lí do đất đó là đất lấn chiếm đất nghĩa trang (khi mua gia đình tôi không biết)...
Nếu có ý định vay tiền để mua nhà thì bạn cần biết những điều này

Nếu có ý định vay tiền để mua nhà thì bạn cần biết những điều này

Ngày đăng: 07/08/2019 - Lượt xem: 557

Việc có nhà ở nhằm an cư lạc nghiệp là nhu cầu chính đáng của nhiều người, nhưng không ít trong số đó không đủ tài chính mà phải vay tiền để mua nhà ở.
Có nên mua nhà đất trong tháng cô hồn?

Có nên mua nhà đất trong tháng cô hồn?

Ngày đăng: 07/08/2019 - Lượt xem: 532

Bản đồ 299 có hiệu lực như thế nào?

Ngày đăng: 06/08/2019 - Lượt xem: 919

Tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất đai

Ngày đăng: 05/08/2019 - Lượt xem: 534

Bổ sung điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa

Ngày đăng: 03/08/2019 - Lượt xem: 545