Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Thủ tục tách tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cập nhật: 18/03/2015 -
Lượt xem:958

Hỏi: Gia đình tôi hiện nằm trong diện phải giải tỏa đất để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình đê Cát Nhơn thuộc địa bàn xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Trước đây gia đình tôi đã cất nhà chung khu đất có diện tích khoảng 100m2 cũng với bố tôi là ông Trần Văn Năm. Tuy nhiên nhưng gia đình tôi không có sổ đỏ riêng chỉ có 1 sổ đỏ chung với bố tôi mang tên ông là Trần Văn Năm.

Sau này chủ tịch UBND huyện đã có quyết định cấp đất tái định cư có diện tích 311,40m2 cho gia đình tôi, và tôi phải bỏ ra số tiền là 125.000 đồng/m2. Ngày 21/4/2011 tất cả các thành viên trong gia đình tôi đều thống nhất vào UBND xã tiến hành làm sổ đỏ khác đứng tên là Trần Anh Tuấn. Tuy nhiên sổ đỏ mới đã được cấp nhưng vẫn mang tên bố tôi. Tôi có thắc mắc UBND xã và được yêu cầu tất cả thành viên trong gia đình lại phải cùng nhau đến làm thủ tục lại lần 2.

Hiện trong số 3 anh em trai chỉ còn vợ chồng chú em giữa không chịu kí. Gia đình tôi đang rất bối rối chưa biết giải quyết thế nào. Xin hỏi, gia đình tôi phải làm gì để có thể nhanh chóng hoàn tất thủ tục?

Trần Anh Tuấn

 
Nếu thửa đất là tài sản của hộ gia đình thì người muốn đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Ảnh: Congan


Trả lời:

Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, lúc xây nhà bạn đã không tiến hành tách thửa đất mà vẫn chung thửa với bố đẻ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (SDĐ) mà bạn nêu mang tên bố bạn (hoặc giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình cho bố bạn đứng tên). Vì thế, trong trường hợp này bố bạn là người sử dụng đất hợp pháp và được pháp luật công nhận.

Khi nhà nước tiến hành thu hồi đất, theo những gì bạn cung cấp thì có thể đất được Nhà nước cấp cho hộ gia đình do bố bạn đại diện đứng tên. Vì thế, bố bạn được hưởng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giấy chứng nhận quyền SDĐ, theo như Khoản 1 Điều 42 Luật Đất đai 2003 (sửa đổi năm 2009) - thời điểm cấp giấy chứng nhận áp dụng Luật Đất đai năm 2003. Điều đó cũng có nghĩa là, việc tiến hành thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBND xã nơi bạn sinh sống đã cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ mang tên bố bạn là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Nếu bạn muốn giấy chứng nhận quyền SDĐ mang tên mình, bạn cần phải tiến hành thủ tục tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền SDĐ hoặc ủy quyền của các thành viên trong gia đình để bạn được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Nếu thửa đất bạn nêu là tài sản của bố bạn thì bạn chỉ cần ông đứng ra thực hiện thủ tục công chứng và sang tên quyền SDĐ.

Nếu thửa đất nêu trên là tài sản của hộ gia đình (bố bạn là người đứng tên) thì bạn phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Trường hợp người em giữa của bạn chưa chấp thuận bạn hãy giải thích cho người em theo Điều 107 BLDS 2005. Đại diện của hộ gia đình, Chủ hộ được uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Và Bộ luật Dân sự 2005 Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

Tốt nhất bạn hãy thỏa thuận với người em để đạt được việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Cty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội
(Theo Lao động)


Cập nhật: 18/03/2015 -
Lượt xem:958
Các tin khác
Muốn thuê nhà thế chấp, thủ tục thế nào?

Muốn thuê nhà thế chấp, thủ tục thế nào?

Ngày đăng: 14/03/2015 - Lượt xem: 905