Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Ông tôi qua đời khi chưa nhận sổ đỏ, ai trong gia đình được lấy sổ thay?

Cập nhật: 12/10/2018 -
Lượt xem:889
Trường hợp của bạn nêu, hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể ai có quyền nhận thay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi ông của bạn đột ngột qua đời.
 
Tuy nhiên, căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự hiện hành, gia đình bạn có thể cử một người đại diện đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm tiếp các thủ tục pháp lý (nếu có) và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về nguyên tắc người được cử đi phải có văn bản đề nghị về việc nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nội dung đơn trình bày lý do nhân thay) kèm theo các giấy tờ sau:

- Bản sao chứng minh nhân dân của người được cử đi (có chứng thực)

- Giấy chứng tử của ông bạn;

- Giấy hẹn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Biên bản họp gia đình gồm những người ở hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) về việc cử người đại diện nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có Công chứng hoặc chứng thực.

Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc thì người đại diện có thể liên hệ với cơ quan tài nguyên môi trường nơi đang quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được hướng dẫn cụ thể.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu gia đình muốn chia di sản thừa kế của ông bạn thì thực hiện như sau:

Trong trường hợp ông bạn không để lại di chúc thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất (như đã nêu ở trên) và người thừa kế thế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 (nếu có) liên hệ với cơ quan công chứng nơi có bất động sản để thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế.

Trường hợp không có tranh chấp thì các bên lập Văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế (Văn bản này cũng được công chứng bởi cơ quan công chứng đã chứng nhận việc khai nhận thừa kế). Sau khi Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có hiệu lực pháp luật, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo đúng nội dung đã thỏa thuận của các đồng thừa kế.

Trong trường hợp các đồng thừa kế không tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì một trong các đồng thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Bên cạnh đó khoản 2 điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Luật sư Đỗ Trọng Linh
Công ty luật Bảo An
Cập nhật: 12/10/2018 -
Lượt xem:889
Các tin khác
Khi nào bán nhà mà không phải đóng thuế?

Khi nào bán nhà mà không phải đóng thuế?

Ngày đăng: 11/10/2018 - Lượt xem: 851

Tôi sở hữu ngôi nhà bố mẹ để lại, nay muốn chuyển nhượng cho em trai thì làm thế nào để giảm chi phí thấp nhất về thuế? (Đỗ Duy Nam)
Có thể bán nhà mà không cần hỏi ý kiến của chồng?

Có thể bán nhà mà không cần hỏi ý kiến của chồng?

Ngày đăng: 11/10/2018 - Lượt xem: 838

Có thể bán nhà mà không cần hỏi ý kiến của chồng?
Khi nào nên ủy quyền để mua bán nhà?

Khi nào nên ủy quyền để mua bán nhà?

Ngày đăng: 08/10/2018 - Lượt xem: 840

Thế nào là chuyển nhượng nhà, đất bằng hợp đồng ủy quyền? Việc chuyển nhượng này có thuận lợi, rủi ro gì? (Thành Trung)

5 lưu ý khi mua nhà cho gia đình có trẻ nhỏ

Ngày đăng: 06/10/2018 - Lượt xem: 891