Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Cập nhật: 21/01/2016 -
Lượt xem:1060
Câu hỏi: Hiện tại gia đình tôi đang sống trên mảnh đất của ông bác đã hơn 60 năm. Ông bác ở trên là anh của anh của ông ngoại tôi, ông bác đã cho gia đình ông bà ngoại tôi xây nhà và sinh sống ở đây,mảnh đất này hồi xưa  theo tôi được biết là có bằng khoán đứng tên ông bác nhưng đến năm 1995 thì ông bác mất tôi không biết là có để lại di chúc cho các người con hay không và hiện tại tôi cũng không biết mảnh đất này đứng tên ai hết.

Hiện tại bây giờ các người con của ông bác muốn bán căn nhà này và đuổi gia đình tôi ra khỏi nhà. Ông bà ngoại tôi đều đã mất chỉ còn lại ba mẹ tôi,người đã sống cùng ông bà hơn 60 năm trên mảnh đất này.Thuế đất của căn nhà này đều do mẹ tôi đứng tên đóng và có sổ hộ khẩu thường trú;giấy tờ nộp tiền điện,nước đều đứng tên mẹ tôi.Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này gia đình tôi có bị đuổi ra khỏi nhà hay không? 

Trả lời: Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc mẹ bạn đóng thuế đất và giấy tờ nộp tiền điện nước không phải là căn cứ để xác định mẹ bạn là chủ sử dụng quyền dử dụng đất đối với mảnh đất đó. Mà chỉ là thực hiện theo nguyên tắc cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất thì có nghĩa vụ nộp thuế đất theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thuế nhà đất.

Vì đến năm 1995 thì người bác mất, bạn và bố mẹ không biết là có để lại di chúc cho các người con hay không và hiện cũng không biết mảnh đất này đứng tên ai, do đó có 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: nếu ông bác mất mà để lại di chúc. Trong di chúc thể hiện là mảnh đất đó được để lại cho các người con, thì việc bố mẹ bạn sử dụng mảnh đất đó thuộc trường hợp được quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 638 BLDS 2005 về người quản lý di sản:

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

Theo đó, nghĩa vụ của bố mẹ bạn được thực hiện theo điểm d Khoản 2 Điều 637 BLDS:

“ Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.”

Tức là gia đình bạn phải giao lại mảnh đất đó cho các người con theo như di chúc, tuy nhiên do người bác đã cho gia đình ông bà ngoại bạn xây nhà và sinh sống ở đó nên tài sản là căn nhà, và nhưng tài sản gắn liền với đất mà gia đình bạn có công bảo vệ, phát triển thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn. Gia đình bạn sẽ được đền bù giá trị số tài sản đó khi trả lại đất cho các người con của người bác. Ngoài ra gia đình bạn còn được hưởng quyền tại điểm b khoản 2 Điều 620 BLDS.

Trường hợp thứ hai: nếu khi người bác mất không để lại di chúc thì mảnh đất đó gia đình bạn không phải trả lại cho các người con của người bác.

Thời điểm sử dụng đất của gia đình bạn trên mảnh đất đó đến nay đã được 60 năm, người bác mất từ năm 1995 và gia đình bạn tiếp tục sống trên mảnh đất đó ở ổn định liên tục, không tranh chấp, có tên trong sổ địa chính, Thuế đất của căn nhà này đều do mẹ đứng tên đóng và có sổ hộ khẩu thường trú; giấy tờ nộp tiền điện, nước đều đứng tên mẹ bạn.

Căn cứ khoản 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Do đó, gia đình bạn có thể lên Ủy ban nhân dân cấp xã các nhận về việc gia đình bạn sinh sống ổn định trên mảnh đất, và yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(Công ty Luật Tiến Đạt)


Cập nhật: 21/01/2016 -
Lượt xem:1060
Các tin khác
Kiều bào được thừa kế nhà ở Việt Nam

Kiều bào được thừa kế nhà ở Việt Nam

Ngày đăng: 19/01/2016 - Lượt xem: 995

Người nước ngoài chỉ được thuê đất

Người nước ngoài chỉ được thuê đất

Ngày đăng: 16/01/2016 - Lượt xem: 977

Thuế phí phải nộp khi bán nhà

Thuế phí phải nộp khi bán nhà

Ngày đăng: 14/01/2016 - Lượt xem: 1093

Thủ tục nhận thế chấp nhà ra sao?

Ngày đăng: 12/01/2016 - Lượt xem: 854

Bồi thường khi có dự án đi qua phần đất

Ngày đăng: 05/01/2016 - Lượt xem: 909

Tiền sử dụng đất ngoài hạn mức

Ngày đăng: 30/12/2015 - Lượt xem: 1169

Chứng từ trong mua bán đất

Ngày đăng: 23/12/2015 - Lượt xem: 1187

Tư vấn về giấy tờ sở hữu nhà đất

Ngày đăng: 23/12/2015 - Lượt xem: 990