Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế

Cập nhật: 30/05/2016 -
Lượt xem:1155

Câu hỏi: Mẹ tôi chết năm 1981. Bố tôi chết năm 1991, gia đình tôi có 4 anh chị em, 2 gái, 2 trai. Chị gái tôi sinh năm 1961 hiện vẫn có gia đình, em gái út sinh năm 1972 vẫn có gia đình, em trai tôi sinh năm 1969.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và đến năm 1989 em tôi có đi làm kinh tế ở miền nam nay đây mai đó không rõ địa chỉ, nhưng từ đó tới nay không về địa phương. Tôi cũng có gia đình hiện tại tôi đang ở tại khu đất của bố tôi để lại, do trước khi chết bố mẹ tôi không để lại di chúc hay giấy tờ gì, về phân chia tài sản của bố mẹ, trong khi tất cả giấy tờ và quyền sử dụng đất đai đều mang tên của bố tôi, trong giấy đỏ quyền sử dụng đất đai mang tên của bố tôi được sở hữu như sau: 360m2 là đất thổ cư (đất nhà ở) có 216m2 đất rau xanh (gọi tắt là ruộng phần trăm được chia vào thời kỳ sau kháng chiến gì đó tôi chưa nắm rõ) số còn lại là đất vườn. Tổng tất cả diện tích là 3000m2. Theo thông tin trên bây giờ tôi muốn sang tên giấy quyền sử dụng đất thì phải làm thế nào, trong khi em trai tôi đã đi khỏi địa phương mấy chục năm không về và cũng không có nhà. Sau năm bố tôi chết trong sổ hộ khẩu do em tôi đi lâu không có nhà nên từ ngày đó tới nay cũng không còn trong danh sách nữa. Và nếu mọi thành viên trong gia đình tôi họ đòi chia đất thì thể thức chia đất đai thế nào?

 Tôi xin chân thành cám ơn!      

                                                             
TRẢ LỜI:

 Bố bạn mất từ năm 1991 đến nay đã là 23 năm, đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế nên sẽ áp dụng tiểu mục 2.4 chương I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để giải quyết như sau:

 

"a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

 

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

 

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

 

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

 

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

 

Theo như bạn trình bày thì đến nay các chị em của bạn chưa có tranh chấp gì về tài sản bố mẹ để lại. Nếu các chị em của bạn có làm văn bản thừa nhận diện tích đất đó là di sản của bố mẹ bạn để lại chưa chia thì di sản đó sẽ chuyển thành tài sản chung của 4 chị em bạn.

 

Nếu các chị em bạn thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì tiến hành chia tài sản theo thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì việc chia tài sản chung được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Em trai bạn đã đi khỏi địa phương nhưng vẫn có quyền sở hữu đối với mảnh đất kia như các bạn. Tuy nhiên, em trai bạn đã đi biệt tích từ năm 1989 đến nay không có tin tức gì nên bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố em trai mình đã mất tích hoặc làm đơn tuyên bố em trai mình đã chết theo quy định tại Điều 78 hoặc Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005. Nếu Tòa án tuyên bố em trai bạn mất tích thì phần tài sản em trai bạn được hưởng sẽ được giao cho một trong những người thân thích quản lí. Nếu Tòa án tuyên bố em trai bạn đã chết thì phần tài sản em trai bạn được hưởng sẽ được xử lí theo quy định của pháp luật về thừa kế, 3 chị em bạn sẽ được thừa hưởng phần di sản đó. Nhưng xin bạn lưu ý 1 điều là, nếu em trai bạn quay trở về và làm đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố là mình đã chết của Tòa án thì quan hệ về tài sản của em trai bạn sẽ được khôi phục trở lại, và mảnh đất đó trở thành tài sản chung của cả 4 chị em.

 Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn - Luật Minh Gia

Cập nhật: 30/05/2016 -
Lượt xem:1155
Các tin khác
Tư vấn về thủ tục sang tên căn hộ tập thể

Tư vấn về thủ tục sang tên căn hộ tập thể

Ngày đăng: 28/05/2016 - Lượt xem: 1102

Xác định diện tích trong hạn mức đất để tính thuế

Xác định diện tích trong hạn mức đất để tính thuế

Ngày đăng: 27/05/2016 - Lượt xem: 1034

Hoàn công phần xây dựng sai phép để sang tên

Hoàn công phần xây dựng sai phép để sang tên

Ngày đăng: 26/05/2016 - Lượt xem: 1010

Khiếu nại giải quyết việc lấn chiếm đất đai

Ngày đăng: 25/05/2016 - Lượt xem: 1007

Bán nhà không cần vợ đồng ý có được không?

Ngày đăng: 20/05/2016 - Lượt xem: 1196