Bất động sản Quảng Ninh thời gian qua được ghi nhận là một trong những thị trường sôi động nhất cả nước. Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng của khu vực này đối với nhà đầu tư, khiến từng dòng người ùn ùn đổ về đây giao dịch?
Lý giải điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, quy hoạch phát triển kinh tế và hoàn thiện hạ tầng giao thông, du lịch tăng trưởng ấn tượng… là những nguyên nhân chính. Năm 2018-2019, Hạ Long, Vân Đồn… là những cái tên “độc chiếm” sóng thị trường. Vậy 2020, tọa độ vàng chiếm sóng sẽ nằm ở đâu trên bản đồ BĐS Quảng Ninh?
Đi tìm điểm “sáng” nhất
Quảng Ninh đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố truyền cảm hứng và tạo sức lan tỏa trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Hải Phòng.
Năm 2019, Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua với nhiều bứt phá về kinh tế xã hội và thị trường bất động sản cũng không phải ngoại lệ.
Theo đánh giá của giới địa ốc, khi đầu tư vào BĐS trong giai đoạn khó khăn về vốn như hiện nay, người ta đã không còn chạy theo số lượng, thay vào đó, “chất” mới là mối quan tâm hàng đầu.
Tại Hạ Long, mặc dù đầu năm số lượng giao dịch không cao nhưng lại là một năm “thăng hoa” khi giá đất nền có xu hướng chỉ tăng mà không có dấu hiệu hạ nhiệt, giao động từ 100-200 triệu/m2 ở khu vực trung tâm vào thời điểm cuối năm, tăng gấp 2-3 lần giữa năm, thậm chí chạm ngưỡng 300 triệu/m2 tại các vị trí đẹp ven biển. Tuy nhiên, do quỹ đất trung tâm ngày càng bị thu hẹp nên nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển về ven đô khiến cho khu vực Cao Xanh – Hà Khánh hay khu vực Hoành Bồ sau khi sáp nhập vào Hạ Long đội giá lên gấp 2-3 lần so với trước và dự báo vẫn tiếp tục tăng.
Trong khi đó ở Vân Đồn, sau khi cao tốc Hạ Long – Vân Đồn thông xe và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn được khánh thành (30/12/2018), BĐS đã thực sự “lên đời”. Hầu hết các đại gia như Vingroup, FLC, CEO, BIM… đã có mặt với nguồn cung phong phú, đa dạng. Riêng với phân khúc đất nền có dấu hiệu “nóng” một cách mất kiểm soát khi giá liên tục tăng thậm chí theo từng ngày, tuần. Nếu như tháng 01/2019, khung giá phổ biến tăng khoảng 10-20% so với giữa năm 2018, nhưng hai tháng sau, nhiều vị trí tăng hơn 30-50%, cùng với các hoạt động giao dịch tấp nập. Tuy nhiên, trên thực tế tại đây, nhu cầu thực rất ít, cùng với việc chính quyền Vân Đồn vào cuộc sau những chiêu trò thổi giá của cò đất, nên sóng thị trường không duy trì được lâu, số lượng giao dịch lao dốc và thị trường gần như “đóng băng”.
Tính đến thời điểm cuối năm, thị trường BĐS Hạ Long được cho là “đi ngang”, còn Vân Đồn đã không còn nhiều giao dịch. Lúc này, như một quy luật tự nhiên, nhà đầu tư lại chuyển hướng tìm đến các vùng đất hấp dẫn hơn.
Với vị trí tốt, hạ tầng phát triển đồng bộ thuộc top đầu tại Quảng Ninh, giá đất nền tại Cẩm Phả giao động từ 13-20 triệu tùy khu vực, có dư địa tăng giá mạnh, được đánh giá là “hàng hiệu” hiện nay. Trong khi đó, tại đây chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ và dưới 10ha, dòng sản phẩm không đa dạng, dẫn đến nguồn cung hạn chế, đặc biệt là các dự án đẳng cấp có đầy đủ tiện ích, môi trường sống hoàn hảo và cơ hội đầu tư sinh lời cao khiến cho giới nhà giàu Cẩm Phả có xu hướng tìm đến các thị trường khác. Sự xuất hiện của Vingroup hay Sungroup, Tập đoàn TTP… cho thấy sóng đầu tư vào Cẩm Phả đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Đây cũng là thời điểm được cho là lý tưởng để các nhà đầu tư nhạy bén đón sóng đầu thị trường.
Đặc biệt, đầu năm 2020 khi một số dự án khu đô thị cao cấp có quy mô lớn hàng trăm héc ta ven vịnh Bái Tử Long bắt đầu ra hàng, kết hợp với nội lực, tiềm năng và chính sách phát triển du lịch của địa phương, các chuyên gia và giới đầu tư cho rằng Cẩm Phả đang bước vào giai đoạn hấp dẫn nhất, nhanh chóng vươn lên cạnh tranh chiếm sóng thị trường Quảng Ninh bên cạnh một số khu vực mới nổi khác.
Giành ưu thế từ những lợi thế
Cẩm Phả những năm gần đây đang chuyển mình theo hướng tăng trưởng mới, giảm phụ thuộc vào nguồn tài nguyên tự nhiên không tái tạo và khai thác thêm những giá trị lâu bền về tự nhiên, văn hóa, lịch sử địa phương. Mục tiêu các nhà lãnh đạo đặt ra cho Cẩm Phả là đến 2030 là trở thành thành phố Công nghiệp - Dịch vụ bền vững, đón từ 1-3 triệu khách du lịch, tăng doanh thu du lịch lên mức 700 tỷ đồng.
Nổi bật với 50km bờ biển và vịnh Bái Tử Long huyền thoại vẫn còn lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ của hàng trăm đảo lớn nhỏ, nguồn nước khoáng nóng dồi dào, hiếm có, cùng các di tích đền Cửa Ông, đền Cả… Nơi đây không chỉ là giao điểm của tuyến giao thương quan trọng bậc nhất tại khu vực phía Bắc: Trục phát triển kinh tế Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Phả còn nằm tại vị trí trung tâm trên "hành trình hồi hương" từ Hà Nội tới Quảng Ninh với các địa điểm tâm linh nổi tiếng như: Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn – Quảng Ninh), đền Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Cùng với công trình đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, dự án nâng cấp cải tạo QL18 và 12 dự án hạ tầng đô thị được khởi công trong năm 2019, ngành du lịch Cẩm Phả đang đứng trước một vận hội lớn mà bất động sản được cho là lĩnh vực trực tiếp hưởng lợi.
Nắm bắt được những thế mạnh đó kết hợp với hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản đang ngày càng hoàn thiện theo hướng phát triển ổn định, bền vững, các dự án mới hội tụ được các yếu tố đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ở khu vực trung tâm, tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư uy tín, giá cả phù hợp sẽ có lợi thế và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao.