Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Bất động sản Việt Nam 2020 có thực sự "bất động''?

Cập nhật: 12/12/2020 -
Lượt xem:402

Thị trường BĐS Việt Nam năm 2020 gần như "bất động" do dịch Covid-19, tuy nhiên điều này sẽ không kéo dài lâu khi cơ hội đầu tư vào thị trường này hứa hẹn nhiều khởi sắc bởi dịch đang được ứng phó rất tốt.

 

Toàn cảnh tình hình bất động sản Việt Nam năm 2020

Có thể nói giai đoạn hơn nửa đầu năm 2020 là "chặng đường đen tối" đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Trong đó, phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là bất động sản cho thuê và nghỉ dưỡng, tiếp đó là mảng văn phòng, thị trường nhà ở cũng không được "miễn dịch".

Đối với thị trường bất động sản cho thuê, dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến khiến thị trường này "ngấm đòn" nhanh. Những đợt giãn cách xã hội và ý thức bảo vệ sức khỏe đã thay đổi phương thức mua sắm của khách hàng. Thay vì trải nghiệm tại cửa hàng, khách hàng đã chuyển sang sử dụng các ứng dụng công nghệ, kéo theo hàng loạt mặt bằng kinh doanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm giá hoặc treo biển cho thuê, thậm chí phải đóng cửa vì không có khách. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, số lượng người ghé thăm trung tâm thương mại hoặc các không gian bán lẻ cũng bắt đầu gia tăng và có dấu hiệu phục hồi, dù mức này vẫn còn thấp hơn so với trước Covid-19.

Với bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng, một số phân khúc như bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang và những dịch vụ phụ thuộc vào nguồn khách du lịch nước ngoài chịu tác động lớn. Tín hiệu đáng mừng là, sau nhiều tháng ngành du lịch gần như "đóng cửa", cơn "khát" du lịch nội địa đang thúc đẩy các tín đồ ưa xê dịch tìm kiếm những nơi mới trong nước, ngay cả những điểm đến quen thuộc cũng mang lại cảm giác hoàn toàn mới sau khoảng thời gian dài cách ly.

Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) trong tháng 9/2020 với hơn 1.000 người tham gia ghi nhận hơn 20% người muốn du lịch từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, vào thời điểm lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch. 12,4% có kế hoạch du lịch vào dịp tết âm lịch, từ tháng 2-4/2021, 18,2% số người muốn du lịch vào dịp nghỉ hè (từ tháng 5-9/2021) và chỉ có 8,1% số người cho rằng sẽ du lịch muộn hơn.

Bất động sản văn phòng gần như rơi vào giai đoạn "ngủ đông" trong hơn nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, trải qua 2 đợt giãn cách xã hội lớn vào cuối quý 1 và trong Quý 3 của năm 2020, Việt Nam đã chứng minh được khả năng kiểm soát dịch tốt, mang đến những tín hiệu lạc quan cho nguồn cung dự án và sản phẩm giao dịch bất động sản. Khi có 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2019 theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, theo đó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng bất động sản văn phòng; chứng minh được tầm quan trọng của loại hình bất động sản này tại Việt Nam dù các CEO đã có cái nhìn "thoáng" hơn về làm việc từ xa.

Riêng thị trường nhà ở đang có những dấu hiệu "ấm" dần. Số liệu từ báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, tổng lượng sản phẩm nhà ở được bán trên toàn thị trường trong quí III đạt 73,933 sản phẩm so với hai quý còn lại trong năm.  



Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới đã bắt đầu khởi sắc, hứa hẹn nhiều thời cơ cho những nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính và quỹ đất tốt bắt đầu gia nhập cuộc chơi.

Tiềm năng của bất động sản Việt Nam trong thời gian tới

Sau gần 12 tháng nhìn lại, đi kèm những thách thức do dịch Covid-19 gây ra, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, thu hút không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả phân khúc. Bên cạnh việc nổi lên như một đất nước an toàn, có nhiều biện pháp chống dịch hiệu quả thì điều tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể nhận thấy ở bất động sản Việt Nam là một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài. Nhiều nhà đầu tư cũng nhận định, dịch Covid-19 đã đem đến các xu hướng và thời cơ mới cho ngành bất động sản. Điển hình như trào lưu du lịch tại chỗ (staycation) nở rộ, đang là "lực đỡ" cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, giúp các nhà kinh doanh khách sạn, resort "cầm cự" trong giai đoạn khó khăn do Covid-19 gây ra. Từ đó, các mô hình nghỉ dưỡng nội đô, khách sạn chú trọng thiết kế kiến trúc, resort chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng phức hợp với trải nghiệm giải trí, ẩm thực độc đáo hoặc nghỉ dưỡng cuối tuần chính là những cơ hội đầy triển vọng thu hút các nhà đầu tư.

Trường Thịnh

Cập nhật: 12/12/2020 -
Lượt xem:402
Các tin khác
Thị trường bất động sản 2021: Phân khúc nào sẽ được quan tâm nhiều nhất?

Thị trường bất động sản 2021: Phân khúc nào sẽ được quan tâm nhiều nhất?

Ngày đăng: 12/12/2020 - Lượt xem: 471

Sau một năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vậy, năm 2021 phân khúc nào sẽ được quan tâm...
Bất động sản nghỉ dưỡng: Kỳ vọng cuối 2021 có thể phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng: Kỳ vọng cuối 2021 có thể phục hồi

Ngày đăng: 11/12/2020 - Lượt xem: 410

Thị trường phục hồi khá chậm, mặc dù có nguồn cầu nội địa tuy nhiên vẫn chưa được xem là đủ ổn định để có thể tác động rõ rệt đến hoạt động của khách sạn và khu nghỉ dưỡng...

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

Ngày đăng: 11/12/2020 - Lượt xem: 475

Tại buổi giao lưu trực tuyến mới đây, ông Võ Hồng Thắng, Trưởng phòng R&D DKRA Vietnam cho rằng, với tình hình thị trường BĐS khó khăn như hiện nay, NĐT cần xác định đầu tư trung dài hạn...
Lạc quan thị trường bất động sản

Ngày đăng: 10/12/2020 - Lượt xem: 439