Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Ngưng giao dịch nhà, đất bằng “giấy trắng”

Cập nhật: 06/10/2014 -
Lượt xem:1350
Từ 1-7, các tổ chức công chứng và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã từ chối xác nhận giao dịch đối với nhà, đất có các loại giấy tờ hợp lệ (“giấy trắng”) nhưng không hợp pháp. 



Các loại “giấy trắng” về nhà đất không còn được giao dịch (trừ đăng ký thế chấp) kể từ ngày 1-7-2014 cần phải đổi sang giấy hợp pháp

Trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc về chuyện này, ông Phạm Ngọc Liên, giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM, giải thích:

 - Theo nghị định 84 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (QSDĐ) hợp lệ được cấp theo những quy định trước Luật đất đai năm 1993 (“giấy trắng”) chỉ được giao dịch đến ngày 31-12-2007.

Từ ngày 1-1-2008, các giao dịch như thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho về QSDĐ phải có giấy chủ quyền hợp pháp. Sau đó, Bộ Tài nguyên - môi trường cho phép giao dịch QSDĐ bằng “giấy trắng” đến ngày 31-12-2010.

Theo Luật đất đai 2013 và nghị định 43 hướng dẫn, các cơ quan chức năng chỉ chấp nhận giao dịch QSDĐ bằng “giấy trắng” từ ngày 31-12-2007 trở về trước.

Trường hợp đất có “giấy trắng” mà được chuyển nhượng, tặng cho từ ngày 1-1-2008 đến ngày 30-6-2014 nhưng người nhận chuyển nhượng chưa đăng ký để được cấp giấy chủ quyền thì sẽ không được cấp giấy chủ quyền nữa.

* Nếu “giấy trắng” không chính chủ mà người sử dụng đất nhận chuyển nhượng, tặng cho sau ngày 1-1-2008 thì làm thế nào, thưa ông?

- Trong trường hợp này, người tặng cho, chuyển nhượng phải làm thủ tục xin cấp giấy chủ quyền, sau đó thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho. Hiện tại, nếu người dân đăng ký giao dịch bằng “giấy trắng” thì các văn phòng đăng ký QSDĐ có thể từ chối đăng ký phần QSDĐ.

* Đối với nhà ở có “giấy trắng” thì có còn được giao dịch?

- Hiện các quy định của pháp luật về nhà ở chưa phủ nhận hiệu lực của “giấy trắng” cho nhà ở nên phần nhà ở trên “giấy trắng” vẫn còn hiệu lực giao dịch. Do đó, Sở Tư pháp TP đề nghị cho “giấy trắng” có công nhận cả hai quyền (QSDĐ và quyền sở hữu nhà) được tiếp tục giao dịch đối với quyền sở hữu nhà.
Theo tôi, UBND TP nên có hướng dẫn cụ thể để các tổ chức công chứng và các cơ quan có liên quan vận dụng đúng và có lợi cho người dân.




Ông Từ Dương Tuấn

Về phần “giấy trắng” cấp cho nhà hiện nay vẫn còn hiệu lực pháp lý và còn được giao dịch, ông Từ Dương Tuấn, trưởng phòng bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết thêm:

- Theo quy định tại khoản 2, điều 97, Luật đất đai năm 2013, giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10-12-2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đến nay, nghị định 43 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 đã thống nhất việc cấp giấy chứng nhận chung cho cả nhà, đất.

Do đó, kể từ ngày 1-7-2014, các loại giấy không phải là các giấy nêu trên (“giấy trắng”) không còn được văn phòng đăng ký QSDĐ chấp nhận cho đăng ký trong các giao dịch chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn QSDĐ và nhà ở.

Riêng việc thế chấp nhà và đất có “giấy trắng” của cá nhân vẫn được tiếp tục thực hiện theo nghị định số 83 năm 2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm và thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên - môi trường ngày 18-11-2011.

Còn đối với “giấy trắng” của tổ chức thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư trên nên phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền nhà, đất trước khi thế chấp.

* Đây có phải là quy định mới của Luật đất đai 2013?

- Thật ra, quy định nhà, đất phải có giấy chứng nhận QSDĐ mới được giao dịch đã có từ Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nếu thực hiện đúng như pháp luật quy định, từ ngày 1-1-2008, “giấy trắng” đã không còn hiệu lực giao dịch. Nhưng sau đó, các văn bản hướng dẫn đã cho phép kéo dài thời hạn giao dịch của “giấy trắng” đến hạn cuối cùng là ngày 31-12-2010.

Việc quy định “giấy trắng” hết thời hạn giao dịch (trừ đăng ký thế chấp) không phải là Nhà nước hạn chế hay tước quyền sở hữu nhà, QSDĐ của người dân.

Thực tế người dân vẫn có quyền chiếm hữu, sử dụng nhà và sử dụng đất, nhưng nếu người dân muốn định đoạt các tài sản trên thì phải có những giấy tờ hợp pháp theo quy định của luật và nội dung này đã được pháp luật quy định, công bố rộng rãi từ rất lâu.
Cập nhật: 06/10/2014 -
Lượt xem:1350
Các tin khác
Quảng Ninh sẽ có 7 thành phố, Móng Cái sáp nhập Hải Hà vào năm 2030

Quảng Ninh sẽ có 7 thành phố, Móng Cái sáp nhập Hải Hà vào năm 2030

Ngày đăng: 22/02/2023 - Lượt xem: 674

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-Ctr/TU ngày 12.12.2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết số...
Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển bền vững

Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển bền vững

Ngày đăng: 21/02/2023 - Lượt xem: 514

Với kinh tế biển, đặc biệt là dịch vụ cảng biển, Quảng Ninh có lợi thế vô cùng lớn. Bởi tỉnh là địa phương sở hữu chiều dài đường biển lên đến 250km với luồng đường thủy nội địa gần 800km...
Dự án cầu Cửa Lục 3 tăng tốc để về đích

Dự án cầu Cửa Lục 3 tăng tốc để về đích

Ngày đăng: 21/02/2023 - Lượt xem: 563

Sau hơn 2 năm thi công, hàng loạt khó khăn được tháo gỡ, đến nay Dự án cầu Cửa Lục 3 bắc qua sông Diễn Vọng (Vịnh Cửa Lục – TP Hạ Long) đã hoàn thành đạt gần 80% tổng khối lượng các hạng...
Lực đẩy cho Hạ Long phát triển

Ngày đăng: 20/02/2023 - Lượt xem: 526

Quy hoạch đi trước

Ngày đăng: 17/02/2023 - Lượt xem: 281

Phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng

Ngày đăng: 17/02/2023 - Lượt xem: 296