Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Tranh chấp đất giữa Quảng Ninh và Hải Phòng

Cập nhật: 18/09/2018 -
Lượt xem:2143

Được biết, hiện nay các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng dùng “Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc tư liệu về tỉnh giới và huyện giới có đến ngày 1/11/1977, xuất bản lần thứ nhất năm 1978” làm cơ sở pháp lý chứng minh cho địa giới giữa TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Đây là bản đồ tự nhiên có vẽ đường tỉnh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Tuy nhiên, đường tỉnh giới này đã chồng lấn địa giới hành chính, dân cư của rất nhiều xã, phường giữa hai tỉnh gây khó khăn cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, nhất là đối với việc lập quy hoạch các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tôi – tác giả bài viết này đã có bỏ nhiều công sức nghiên cứu để chỉ ra những cái sai của đường tỉnh giới, huyện giới giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng của Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc tư liệu về tỉnh giới và huyện giới có đến ngày 1/11/1977” xuất bản lần thứ nhất năm 1978. Để bạn đọc dễ tiếp cận, xin tóm tắt những cái sai của bản đồ này:

Mảnh ghép bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 đề tên “Quảng Yên” đã sai từ tên gọi.

Toàn bộ địa giới mảnh ghép này vào năm 1997 là huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh chứ không phải “Quảng Yên”.

Cái sai của đoạn đường địa giới hai tỉnh chạy dọc theo lạch sông Giá đã đưa toàn bộ các xã của hai tổng Dưỡng Động và Trúc Động xưa – nay là 12 xã của huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là Dưỡng Động, Trầng Kênh, Gia Đước, Trúc Động, Mai Động, Hưu Liệt, Phúc Liệt, Quỳ Khê, Điệu Tú (Đạo Tú), Khê, Thiểm Khê, Viên Khê từ năm 1977 đến nay lại thuộc tỉnh Quảng Ninh.

nha-dat-ha-long 

Bộ Địa chí Thủy Nguyên là một công trình khoa học xã hội – nhân văn và là bộ Bách khoa thư về huyện Thủy Nguyên, về một vùng đất thì ghi rất rõ: “Năm 1886, huyện Thủy Đường đổi tên thành huyện Thủy Nguyên. Ngày 19/7/1887, huyện Thủy Nguyên cắt từ tỉnh Hải Dương về tỉnh Hải Phòng. Theo Nha Kinh lược Bắc Kỳ, huyện Thủy Nguyên có 14 tổng, 82 xã nhưng đến trước năm 1927 chỉ còn 9 tổng vì tổng Song Mai chuyển đến huyện An Dương; hai tổng Trúc Động, Dưỡng Động chuyển sang huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên… Trước năm 1945, huyện Thủy Nguyên có 9 tổng. Sau năm 1945, Thủy Nguyên vẫn thuộc tỉnh Kiến An (trừ địa bàn hai tổng Dưỡng Động, Trúc Động cũ thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên)… Cuối năm 1953, huyện Thủy Nguyên thuộc khu Hồng Quảng. Ngày 11/2/1956, Chủ tịch Nước ra sắc lệnh số 257-SL chuyển huyện Thủy Nguyên thuộc khu Hồng Quảng về tỉnh Kiến An (bao gồm cả khu vực hai tổng Dưỡng Động, Trúc Động cũ), sau đó thuộc TP Hải Phòng”.

Từ đó đến nay, Chính phủ chưa có văn bản nào chuyển các xã nằm phía bắc sông Giá của huyện Thủy Nguyên nhập vào tỉnh Quảng Ninh. Do vậy, đường địa giới giữa Quảng Ninh và Hải Phòng nằm ở giữa lạch sâu sông Giá là sai, không đúng với thực tế từ năm 1958 đến nay. Cái sai này bất cứ người dân, một người cán bộ nào của Hải Phòng và Quảng Ninh đều thấy.
Về cái sai của đoạn đường địa giới hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng chạy theo lạch sông Chanh.

nha-dat-ha-long 

Ai cũng biết, sông Bạch Đằng là do sông Giá và sông Đá Bạch hợp lại mà thành, dòng chính (lạch sông) chảy ra biển ở cửa Bạch Đằng nay là cửa Nam Triệu (Hải Phòng). Năm 1434, các nhóm Tiên công đến bãi triều Hà Nam quai đê lập nên khu đảo Hà Nam, khi đó mới hình thành chi lưu sông Chanh. Trước năm 1434, các tài liệu sử cũ chưa có địa danh sông Chanh. Từ năm 1962 đến năm 1972, nhân dân Hà Nam sang bãi Nhà Mạc đắp đầm nuôi trồng hải sản. Vòng đê đầm nhà Mạc hình thành cùng với đê Hà Nam mới tạo ra sông Nam – chi lưu thứ hai của sông Bạch Đằng.

Các sử sách từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX luôn ghi sông Bạch Đằng là địa giới giữa huyện Thủy Nguyên, huyện An Dương (Hải Phòng) với huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Đồng Khánh Địa Dư chí, tập 1, Nxb Thế Giới, trang 161, xuất bản năm 2003 chép: “…Huyện hạt (Thủy Nguyên), phía đông giáp sông Bạch Đằng, phía bên kia là huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên….”. Cũng sách này trang 151 chép: “Huyện An Dương (nay là quận Hải An) phía đông giáp giang phận sông Bạch Đằng ở huyện An Hưng, tỉnh Quảng Yên…”. Các bản đồ từ triều vua Hồng Đức (1460 – 1497) tới đời vua Đồng Khánh (1885 – 1889) đều lấy dòng chính sông Bạch Đằng làm địa giới hai huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên (nay là QN) và huyện An Dương tỉnh Hải Dương (nay là phần TP Hải Phòng). Bản đồ huyện An Dương, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Bản đồ vẽ đời vua Đồng Khánh cũng vẽ địa giới của huyện An Dương, tỉnh Hải Dương là bãi Đình Vũ giáp dòng chính (lạch) sông Bạch Đằng, phía đông là huyện Yên Hưng. Các sử sách và bản đồ cổ đều nêu giống như công ước quốc tế bây giờ về đường địa giới hành chính được phân chia theo lạch nước sâu nếu là sông ngòi.
 ( ảnh) 

Đảo Hà Nam và bãi Nhà Mạc trước năm 1434 là hai bãi triều nằm chìm nổi bên tả ngạn, hữu ngạn sông Bạch Đằng có bãi triều Đình Vũ. Khi triều cường, các bãi này ngập nước từ 2-3m. Năm 1434, có nhiều nhóm Tiên công đến bãi triều Hà Nam quai đê lập nên khu đảo Hà Nam gồm các xã Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Trung Bản, Vị Dương, Vị Khê, Hải Yến, Hưng Học. Từ khi được hình thành (1434) đến nay, 8 xã trên luôn là đơn vị hành chính của huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên, sau là tỉnh Quảng Ninh. Bằng chứng là hiện nay ở Hà Nam nhân dân còn lưu giữ hàng trăm bia đá, chuông đồng, sắc phong có niên đại phổ biến từ năm 1493 đến năm 1926, nội dung các bia đá và chuông đồng, sắc phong đều ghi các xã ở Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Khu Hà Nam với 8 xã, phường từ năm 1924 đến nay chưa có một văn bản nào của triều Nguyễn cũng như của chính quyền cách mạng hoặc của Chính phủ ta cắt chuyển 8 xã phường Hà Nam về Hải Phòng. Đây là cái sai nữa của đường địa giới trong bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 xuất bản lần thứ nhất.

Về đầm Nhà Mạc (bãi Nhà Mạc).

Năm 1434, đảo Hà Nam được hình thành. Bãi nhà Mạc là một bãi triều nằm phía nam đảo Hà Nam, thuộc địa phận của xã Phong Cốc. Giữa hai bãi triều này có một lạch nước sâu (không có tên gọi) chảy qua. Năm 1962, ông Phạm Văn Đồn, nguyên là Chủ tịch UBND xã Liên Vị, huyện Yên Hưng, kiêm Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Liên Vị và ông Lê Châu, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Liên Vị, đã huy động xã viên sang bãi nhà Mạc đắp 2 đầm nuôi tôm cá, có tên gọi là đầm Đèn (gần cây đèn biển trên sông Bạch Đằng hơn 100ha và đầm “ông Dón” gần 100ha). Hiện hai ông Phạm Văn Đồn (81 tuổi), ông Lê Châu (84 tuổi) vẫn còn sống ở xóm Đình, xã Liên Vị.

Năm 1964, HTX Nông nghiệp Minh Tiến, xã Phong Cốc và HTX Nông nghiệp Yên Hải đã chỉ đạo xã viên sang bãi nhà Mạc đắp đầm nuôi tôm cá, ban đầu quy mô còn nhỏ, đến năm 1975, các HTX đắp đầm với quy mô lớn hơn, mỗi HTX có trên 500ha đầm. Đê các đầm bao quanh bãi nhà Mạc như hiện nay. HTX Liên Vị có 2/4 diện tích đầm nhà Mạc, HTX Phong Cốc có 1/4 diện tích, HTX Yên Đông và HTX Hải Yến, xã Yên Hải có1/4 diện tích đầm tại bãi nhà Mạc. Như vậy, từ năm 1962 đến nay, các cư dân nuôi trồng hải sản tại đầm nhà Mạc có hộ khẩu của xã Liên Vị, xã Phong Cốc và xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh và làm nghĩa vụ công dân của tỉnh Quảng Ninh 47 năm qua. Chưa bao giờ có văn bản của Chính phủ chuyển đầm nhà Mạc về TP Hải Phòng.

nha-dat-ha-long 
Về đoạn địa giới hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng cắt ngang qua phường Hà An tới núi Đầu Đá ra vịnh Hạ Long.

Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 xuất bản lần thứ nhất có đoạn địa giới hai tỉnh chạy theo lạch sông Chanh rồi cắt ngang qua phường Hà An tới núi Đầu Đá, đi ra vịnh Hạ Long. Đoạn này đã đưa một nửa phường Hà An, trương Lửa (một bãi bồi), đảo quả Soài, quả Muỗm thuộc TX Quảng Yên về TP Hải Phòng. Cái sai dễ thấy nhất của đường địa giới này là phường Hà An, thị xã Quảng Yên được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo huy động nhân dân Yên Hưng quai đê lấn bãi triều thành lập thôn xóm từ năm 1970. Ngày 11/6/1971, Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 214-CP phê chuẩn thành lập xã Hà An, thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Nhưng mãi đến năm 1977, bản đồ này vẫn vẽ đường địa giới tỉnh Quảng Ninh và Hải phòng là một đường cắt đôi đơn vị hành chính xã Hà An, đưa một nửa phường Hà An về Hải Phòng thì đủ thấy sự lạ đời.

Lại nữa, theo công ước quốc tế về đường địa giới phân chia theo lạch nước sâu, nếu là sông ngòi thì đoạn đường địa giới này phải theo con đường giao thông thủy hoạt động từ thời Pháp thuộc tới nay. Đó là tuyến giao thông thủy đi từ Hải Phòng – qua sông Bạch Đằng- qua sông Chanh- qua địa phận xã Phù Long (Cát Bà) – qua phía nam Nhà đèn, phía nam đảo Tùng Lâm, động Mê Cung, chạy qua phía tây đảo Hang Trai và đảo Hòn Bê. Tuyến thứ hai từ Hải Phòng theo sông Bạch Đằng – qua kênh Dồi Thờ – qua địa phận xã Phù Long (Cát Bà) – qua phía nam Nhà đèn, phía nam đảo Tùng Lâm, động Mê Cung, chạy qua phía tây đảo Hang Trai và đảo Hòn Bê. Nhưng đường tỉnh giới này lại đi qua phường Hà An rồi chạy qua một bãi bồi ở phía đông phường Hà An, không hiểu bản đồ vẽ theo nguyên tắc nào?. Như vậy, đảo Quả Soài, đảo Quả Muỗm không thể thuộc địa phận TP Hải Phòng được. Đây lại là một sai nữa của đường địa giới trong bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 xuất bản năm 1978.

Tóm lại, qua lịch sử và thực tế như trên cho thấy đơn vị in và phát hành Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc hoàn toàn sai so với thực tế. Đơn vị đo đạc bản đồ đã không nghiên cứu các tài liệu lịch sử của các vùng đất hai bên đường địa giới, không đi khảo sát thực tế về kinh tế, văn hóa, dân cư và địa giới hành chính của các đơn vị hành chính hai bên đường địa giới, vạch đường địa giới không theo thông lệ quốc tế. Do vậy, đường tỉnh giới giữa Quảng Ninh và Hải Phòng của Bản đồ UTM tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền Bắc, tư liệu về tỉnh giới và huyện giới có đến ngày 1/11/1977, xuất bản lần thứ nhất năm 1978, mảnh Quảng Yên đã sai hoàn toàn.

Thiết nghĩ, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh nên sớm thống nhất đường tỉnh giới. Thật buồn, Việt Nam ta hiện nay vẫn phát hành Bản đồ hành chính Việt Nam có hai đường tỉnh giới, một đường ghi chú “theo quan điểm của thành phố Hải Phòng”, một đường ghi chú “theo quan điểm của tỉnh Quảng Ninh”.

Lê Đồng Sơn

Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nguyên Trưởng phòng Văn hóa TX Quảng Yên

Nguồn: Báo Quảng Ninh
Cập nhật: 18/09/2018 -
Lượt xem:2143
Các tin khác
Người Việt Nam mua nhà coi trọng tiêu chí nào nhất?

Người Việt Nam mua nhà coi trọng tiêu chí nào nhất?

Ngày đăng: 17/09/2018 - Lượt xem: 1169

(VTC News) - Theo nhận định của ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung Việt Nam, người mua nhà tại Việt Nam vẫn đặt yếu tố vị trí địa lý lên hàng đầu.
Mở bán dự án cao cấp Citadines Marina Halong

Mở bán dự án cao cấp Citadines Marina Halong

Ngày đăng: 14/09/2018 - Lượt xem: 1205

Tại khách sạn Melia Hà Nội, Công ty Bất động sản BIM Land, thuộc tập đoàn BIM Group vừa tổ chức sự kiện mở bán chính thức dự án căn hộ dịch vụ khách sạn và căn hộ cao cấp Citadines Marina...
Hậu quả các dự án phá đồi làm bất động sản ở Quảng Ninh: Hiểm họa rình rập sau mỗi trận mưa

Hậu quả các dự án phá đồi làm bất động sản ở Quảng Ninh: Hiểm họa rình rập sau mỗi trận mưa

Ngày đăng: 14/09/2018 - Lượt xem: 1207

Liên tục các trận mưa vào cuối tháng 7 mới đây đã gây ra nhiều “thảm họa” khi bùn đất tràn xuống các khu dân cư thuộc phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long (Quảng Ninh).
Các dự án của Sun tại Quảng Ninh

Ngày đăng: 13/09/2018 - Lượt xem: 1382

Tiến độ Quang Hanh Sun 2018

Ngày đăng: 13/09/2018 - Lượt xem: 1399