Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình và một trong số đó là quyền sử dụng đất, nhà ở. Di chúc có thể được công chứng hoặc chứng thực, ngoài ra pháp luật còn quy định trường hợp từ chối công chứng di chúc nhà đất.
Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có công chứng, di chúc có chứng thực. Người lập di chúc có quyền công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc người dân cần biết một số trường hợp bị từ chối.
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014, nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bị từ chối công chứng di chúc:
- Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc.
- Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Lưu ý:
Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.
Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Khi nào bị từ chối công chứng di chúc nhà đất? (Ảnh minh họa)
Ngoài 02 trường hợp bị từ chối như trên thì pháp luật còn quy định những người không được công chứng, chứng thực di chúc, cụ thể:
Căn cứ Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015, công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Nếu công chứng viên vẫn công chứng, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn vẫn thực hiện thủ tục chứng thực thì di chúc đó sẽ không hợp pháp.
Kết luận: Trên đây là trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất. Để biết toàn bộ quy định về di chúc, bạn đọc hãy xem tại: 7 thông tin cần biết khi lập di chúc.
Khắc niệm
Các tin khác
Cách xử lý khi Sổ đỏ bị ố, nhòe, rách, hư hỏng
Ngày đăng: 17/08/2020 -
Lượt xem: 544
Khi quản lý, sử dụng Sổ đỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Sổ đỏ có thể bị ố, nhòe, rách, hư hỏng. Trong trường hợp Sổ đỏ bị rách, hư hỏng…thì người dân có quyền cấp đổi để có sổ mới.
10 năm tù cho đối tượng làm giả sổ đỏ để chiếm đoạt tài sản
Ngày đăng: 13/08/2020 -
Lượt xem: 500
Để có tiền kinh doanh ngoại hối, Vũ Hồng Hiệp, (SN 1988, trú tại TP Cẩm Phả) đã làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) rồi đem thế chấp chiếm đoạt của bị hại số tiền 1 tỷ đồng.
Thủ tục hoà giải đất đai mới nhất
Ngày đăng: 12/08/2020 -
Lượt xem: 715
Thực tế hiện nay, khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp có thể tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở bằng cách gửi đơn yêu cầu hoặc đơn đề nghị tổ chức hòa giải đến UBND...