Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Bố mất không để lại di chúc, mẹ chia tài sản có cần đến sự đồng ý của các con không?

Cập nhật: 30/12/2014 -
Lượt xem:1398

Gia đình tôi có mười anh em, ba tôi đã mất, không để lại di chúc. Nay mẹ tôi muốn lập di chúc để lại gia tài cho anh tôi thì có cần đến sự đồng thuận của các con.
Xin chân thành cám ơn
TRẢ LỜI:

Trong trường hợp này cần xác định cụ thể tài sản nêu trên là tài sản riêng của mẹ bạn hay tài sản chung của cha, mẹ bạn.
Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”. Nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì tài sản được xác định là tài sản riêng của mẹ bạn, do mẹ bạn có quyền định đoạt. Do đó, mẹ bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản theo ý chí của mẹ bạn mà không cần phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
Trong trường hợp tài sản nêu trên là tài sản chung của cha và mẹ của bạn, tức những “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.” (Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).
Theo đó, mẹ của bạn chỉ có quyền định đoạt đối với ½ số tài sản. Một nửa khối tài sản nêu trên được xác định là di sản thừa kế do bố của bạn để lại và được chia thừa kế.
Đối với phần di sản do bố để lại, do bố của bạn không có di chúc nên việc phân chia tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật cho những người đồng thừa kế xác định theo hàng thừa kế gồm: mẹ của bạn, các anh chị em ruột của bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn) (Theo điểm a Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005).
Do tài sản thừa kế này chưa được chia nên các đồng thừa kế phải tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng 2006:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.
2. Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh.
4. Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
Trường hợp cha của bạn mất hơn 10 năm thì việc chia di sản thừa kế trong trường hợp này áp dụng theo Điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP.

  (Theo diaoconline.vn)

Cập nhật: 30/12/2014 -
Lượt xem:1398
Các tin khác
Có thể sửa lại nội dung trong sổ hồng không?

Có thể sửa lại nội dung trong sổ hồng không?

Ngày đăng: 25/12/2014 - Lượt xem: 1625

Mẹ chuyển nhượng đất cho con phải đóng thuế gì?

Mẹ chuyển nhượng đất cho con phải đóng thuế gì?

Ngày đăng: 24/12/2014 - Lượt xem: 1450

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Ngày đăng: 12/12/2014 - Lượt xem: 1342