Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Đất đai năm 2013
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về hồ sơ địa chính
Bộ luật dân sự năm 2015
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
Thông tư 124/2011/TT-BTC quy định về lệ phí trước bạ
Thông tư 34/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 124/2011/TT-BTC
Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nội dung tư vấn:
Cho tôi hỏi: Gia đình tôi có đất ở nhưng sau khi đo lại thì diện tích bị tăng lên gia đình tôi cũng đã nộp tiền theo quy định nhưng từ khi nộp tiền đến nay đã 02 năm nhưng chưa được cấp trích lục đất. gia đình tôi có hỏi địa chính xã thì lúc nào cũng bảo chưa xong. Vậy gia đình tôi phải đến cơ quan nào để hỏi và giải quyết đến vấn đề này. Xin cảm ơn ?
Hôm trước em có gửi câu hỏi thắc mắc của mình tới luật sư về việc đất đai của gia đình em ạ. Mẹ em có ra địa chính của phường thì các đồng chí ấy cũng biết việc đất giữa giấy tờ và thực tế lệch nhau khi mà mẹ em chia cho các con vào cuối 2015 nhưng lại không hướng dẫn để mẹ em làm lại giấy tờ. Để đến 2016 khi mẹ em biết số liệu thực tế trên hồ sơ gốc Tài nguyên môi trường giữ là đúng theo quỹ đất hiện có thì mẹ em hỏi các đồng chí lại trả lời bây giờ cô chia cho các con rồi "khó lắm" và cô không được đứng ra để làm nữa. Luật sư cho em hỏi liệu độ " khó" mà đồng chí địa chính phường kia nói gia đình em có thể làm lại cho đúng quỹ đất thực tế không ạ. Xin chân trọng cám ơn những lời tâm huyết của luật sư và em mong luật sư sớm cho em lời khuyên bổ ích để gia đình em không phải lo lắng.
Tên khách hàng: Năm 1995 gia đình tôi được ủy ban nhân dân huyện An Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D0253595 ngày 9 tháng 4 năm 1995 với tổng diện tích 1608 m vuông năm 2004 bố mẹ tôi có đơn đề nghị chia tách cho 4 chị em tôi đến năm 2006 gia đình tôi được nhận 5 cái bìa đỏ cấp ngày 25 tháng 9 năm 2006 tổng là 1316 m so với bìa đỏ cũ cấp năm 1995 còn thiếu của gia đình tôi hơn 200 m vuông nữa gia đình tôi đã gặp lãnh đạo cùng ủy ban nhân dân xã giải quyết và xem xét nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết cho gia đình tôi, tôi đã ra ủy ban xã nhiều lần đề nghị số đất còn thiếu nhưng ủy ban xã cùng chính quyền thôn đùn đẩy trách nhiệm kéo dài thời gian giải quyết đến nay ban lãnh đạo xã và chính quyền thôn trả lời với gia đình tôi bằng giấy biên bản làm việc số đất còn thiếu của gia đình tôi là bị nhầm số và sai số trong bìa đỏ tôi đã nhiều lần ra gặp đến nay vẫn chưa được giải quyết. Tôi gửi câu hỏi này đến tổng đài luật sư tư vấn, mong được giúp đỡ.
Ở cả 3 trường hợp của quý khách hàng nêu trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề mà các bạn gặp phải đó là diện tích đất đai được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình không đúng với diện tích thực tế mà gia đình bạn đang sử dụng do đó bạn có thể xem xét yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính lại các thông tin ( tên gọi, mục đích sử dụng, diện tích ...) của mảnh đất theo Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (gọi chung là Giấy chứng nhận) đã cấp như sau:
“Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.
Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp: Khoản 1 Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013:
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính”.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn phải chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Trình tự giải quyết hồ sơ của bạn được quy định như sau :
Trong thời gian không quá một (01) ngày, bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn.
Trong thời gian không quá ba (03) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đề nghị đính chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 86 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sau đó trình hồ sơ qua bộ phận Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp đính chính mà người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trình hồ sơ qua bộ phận Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận, thời gian giải quyết không quá mười (10) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời gian không quá một (02) ngày bộ phận Tài nguyên và Môi trường có trách nhệm xác nhận nội dung đính chính sai sót trên giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, (trường hợp người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận thì bộ phận Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận).
Trong thời gian không quá một (01) ngày, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận đã chỉnh lý.
Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Khi đến nhận kết quả, người nhận phải xuất trình giấy biên nhận hồ sơ. Bộ phận trả kết quả kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ, giấy giới thiệu và giấy uỷ quyền (nếu có), hướng dẫn người nhận kết quả nộp phí, lệ phí, yêu cầu người đến nhận ký nhận vào sổ theo dõi và trả kết quả cho người đến nhận.
Vậy bạn có thể chuẩn bị những hồ sơ nêu trên nộp lên văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có đất để được giải quyết .
Hôm trước em có gửi câu hỏi thắc mắc của mình tới luật sư về việc đất đai của gia đình em ạ. Mẹ em có ra địa chính của phường thì các đồng chí ấy cũng biết việc đất giữa giấy tờ và thực tế lệch nhau khi mà mẹ em chia cho các con vào cuối 2015 nhưng lại không hướng dẫn để mẹ em làm lại giấy tờ. Để đến 2016 khi mẹ em biết số liệu thực tế trên hồ sơ gốc Tài nguyên môi trường giữ là đúng theo quỹ đất hiện có thì mẹ em hỏi các đồng chí lại trả lời bây giờ cô chia cho các con rồi "khó lắm" và cô không được đứng ra để làm nữa. Luật sư cho em hỏi liệu độ " khó" mà đồng chí địa chính phường kia nói gia đình em có thể làm lại cho đúng quỹ đất thực tế không ạ. Xin chân trọng cám ơn những lời tâm huyết của luật sư và em mong luật sư sớm cho em lời khuyên bổ ích để gia đình em không phải lo lắng.
Với trường hợp của bạn, mảnh đất của mẹ bạn đã được mẹ bạn chia cho các con, đã sang tên tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mẹ bạn không còn là chủ sở hữu mảnh đất này nữa, những người được mẹ bạn tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phải tự đi làm thủ tục theo quy định của pháp luật mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Thưa luật sư; Diện tích đất tôi đang ở và làm việc thuộc đường chục xã Bắc Hưng huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nguồn gốc mảnh đất có từ năm 1980 nhưng bìa đỏ quyền sử dụng đất mới cấp năm 2009 theo lưu không đường mới. Nay dự án làm đường làm từ mép đường vào 2m phần lưu không theo bìa đỏ. Tính theo nguồn gốc đất tôi có được hưởng quyền lợi gì không và được hưởng ra sao ?
Với trường hợp của bạn, hiện này pháp uật chưa có văn bản pháp luật nào dịnh nghĩa về đất lưu không. Ta có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều... Đó là phần đất có quy hoạch làm đất để phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện,.. mà Nhà nước chưa sử dụng đến, như vậy đây là loại đất công cộng, thuộc sở hữu nhà nước mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào.
Khi có nhu cầu người dân có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đó nhưng khi nhà nước thu hồi thì không được đền bù và cũng không được cấp giấy chứng nhận cho phần đất này.
Vậy nếu bạn muốn được đền bù và bồi thường với trường hợp này thì bạn phải đưa ra một trong những căn cứ chứng minh đây là đất của bạn ví dụ bản đồ địa chính hay trên giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... có nêu rõ đây là phần đất thuộc sở hữu của bạn .
Chào anh chị: Em có 1 thửa đất rộng 3.6m2, dài 17m, bên cạnh nhà em có 1 con đường rộng 2.5m. Ngày xưa có 2 nhà phía sau đi con đường ấy nhưng nay họ không đi nữa và thành ngõ cụt. Nay nhà bên cạnh làm nhà trên đất của họ nhưng lại xây hàng rào lấn ra hơn 1m2. Vậy nên ngõ vào đất tôi bi thu hẹp mất 1m. Đường 3m nay chỉ còn 2 m. Xin hỏi tôi phải làm gì khi họ lấn đất đường của chung nhưng không phải lấn trên đất của tôi.
Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
"Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Như vậy, nếu phần đất này bạn có căn cứ đây là lối đi từ trước tới nay mà người hàng xóm đang sử dụng trái phép phấn đất này thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết.