Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, di chúc sẽ bị từ chối công chứng trong 2 trường hợp sau.
Các trường hợp bị từ chối công chứng di chúc
- Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc)
- Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Do đó, khi công chứng di chúc mà không đủ điều kiện thì công chứng viên phải từ chối để xác minh, làm rõ. Từ đó tránh ảnh hưởng đến các quyền lợi của người yêu cầu công chứng và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Đối tượng không được công chứng, chứng thực di chúc
Bên cạnh 2 trường hợp bị từ chối như trên thì pháp luật còn quy định những người không được công chứng, chứng thực di chúc.
Dựa theo Điều 637 Luật Dân sự 2015, công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các đối tượng sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Trong trường hợp công chứng viên vẫn công chứng, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn vẫn thực hiện thủ tục chứng thực thì di chúc đó sẽ không có hiệu lực pháp lý.
Theo khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014, bị từ chối công chứng di chúc nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Theo ĐỨC MẠNH
Các tin khác
Điều kiện giao đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý theo quy định mới nhất
Ngày đăng: 24/02/2021 -
Lượt xem: 505
Có hiệu lực từ ngày 08/02/2021, Nghị định 148/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước...
Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mới nhất
Ngày đăng: 23/02/2021 -
Lượt xem: 1225
Bên cạnh những trường hợp đặc biệt chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cũng có nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền....
Trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không?
Ngày đăng: 22/02/2021 -
Lượt xem: 517
Hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ em đã được cho, tặng hoặc thừa kế bất động sản. Câu hỏi được đặt ra: Chưa đủ tuổi vị thành niên có được đứng tên sổ đỏ hay không?