Câu hỏi:
Tôi xin được hỏi tư vấn một tình huống như sau: Giữa bà T và ông M xảy ra tranh chấp về ranh giới sử dụng đất. Bà T gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức Hội đồng hòa giải. Hội đồng hòa giải đã hòa giải thành công và lập biên bản hoà giải giữa bà T và ông M. Tuy nhiên, khi Ủy ban nhân dân xã tổ chức đo đạc lại hiện trạng sử dụng đất thì bà T lại thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu và cương quyết không chấp nhận các kết luận trong biên bản hòa giải thành được lập trước đó. Câu hỏi: Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân xã cần giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Với tình huống bạn đưa ra, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013:
“+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
+ Nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.“
Như vậy, trong trường hợp nêu trên, việc hòa giải đã được tổ chức theo luật định mà người được hòa giải đã thống nhất với kết quả hòa giải này nhưng sau đó thay đổi quan điểm, không chấp nhận thực hiện cam kết trong biên bản hòa giải thì Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn các bên tranh chấp yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết (Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013).
Công ty Luật Thiên Thanh.
Các tin khác
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?
Ngày đăng: 17/09/2019 -
Lượt xem: 572
Quy định về tách thửa đất nông nghiệp
Ngày đăng: 16/09/2019 -
Lượt xem: 633