Thời gian qua, không ít trường hợp các đối tượng lừa đảo làm giả sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung một cách tinh vi, qua mặt cả công chứng viên, gây thiệt hại cho người mua nhà đất.
Ngày 19/4/2019, bà Phụng (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) và bên bán đất đã đến Văn phòng công chứng tại TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng làm hợp đồng chuyển nhượng khu đất 5.700m2 tại TP. Bảo Lộc với giá 30 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, bà Phụng đã thanh toán 26 tỷ đồng (bao gồm 1 tỷ đồng đặt cọc trước đó). Số tiền còn lại 4 tỷ đồng, hai bên cam kết sau khi công trình xây dựng xong bờ kè và san mặt bằng khu đất sẽ thanh toán hết. Ngày 26/4/2019, khi bà Phụng nộp hồ sơ chuyển tên sang cho bà thì phát hiện sổ đỏ khu đất trên là giả.
Tháng 10/2016, bà Hiền (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) đăng báo rao bán thửa đất hơn 250 m2 ở quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, một người tên Minh (chưa rõ lai lịch) đến gặp bà Hiền hỏi mua đất; yêu cầu được xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu. Lợi dụng sơ hở, Minh đánh tráo sổ đỏ của bà Hiền, thuê người đóng giả bà Hiền đến Văn phòng công chứng làm hợp đồng ủy quyền cho Nguyễn Thị Hồng Hạnh đứng tên mảnh đất. Sau đó, mảnh đất này được sang tên cho nhiều người khác.
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ như sau:
Thứ nhất, theo điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng viên phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Vì vậy, việc công chứng viên xem xét tính hợp pháp của sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung là cách để thực hiện nghĩa vụ nói trên. Trường hợp, công chứng viên không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có một phần lỗi của công chứng viên.
Thứ hai, theo khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Như vậy, trong trường hợp công chứng viên không phát hiện ra sổ đỏ, giấy tờ khác là giả nên thực hiện công chứng cho hợp đồng mua bán nhà đất, gây thiệt hại cho khách hàng thì Văn phòng công chứng phải liên đới cùng kẻ lừa đảo bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 38 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ ba, công chứng viên do lỗi vô ý không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như trên. Đối với trường hợp công chứng viên với lỗi cố ý (cấu kết với kẻ lừa đảo, biết là giả nhưng làm ngơ cho qua…) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các tin khác
31 trường hợp được miễn lệ phí trước bạ năm 2020
Ngày đăng: 15/10/2020 -
Lượt xem: 545
Hiện nay, có thể hiểu lệ phí trước bạ là khoản lệ phí mà người sở hữu phải kê khai và nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.
Rủi ro khó lường khi nhờ người đứng tên bất động sản
Ngày đăng: 14/10/2020 -
Lượt xem: 509
Nhờ người thân, bạn bè thay mình đứng tên tài sản là nhà, đất là một hiện tượng khá phổ biến. Một số người muốn sở hữu nhà, công trình xây dựng hoặc quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều...
Hoàn công và thủ tục hoàn công nhà ở
Ngày đăng: 13/10/2020 -
Lượt xem: 558
Một trong những lý do khiến chủ đầu tư chậm bàn giao sổ hồng là do chậm hoàn công hoặc không thể hoàn công do xây dựng không đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Vậy hoàn công là gì? Thủ...