Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Thẩm quyền của UBND xã trong việc ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Cập nhật: 18/09/2019 -
Lượt xem:665

Câu hỏi:

Năm 1990, ông Dũng được chính quyền xã giao diện tích đất là 2000m2 để sử dụng, đến năm 2005 ông Dũng được ủy ban nhân dân huyện Hạ Thủy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên, trong quá trình sử dụng ông Dũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Mảnh đất này có nguồn gốc là cha mẹ bà Loan khai phá trước giải phóng, do chiến tranh gia đình bà Loan lưu lạc đi nơi khác, sau giải phóng bà Loan về xin tiếp tục canh tác và được ủy ban nhân dân xã đồng ý. Đến 1993 thì bà chuyển đi nơi khác. Đến nay bà Loan quay về đòi lại mảnh đất ông Dũng đang sử dụng. Ủy ban nhân dân xã quyết định buộc ông Dũng phải trả lại mảnh đất trên cho bà Loan, ông Dũng không đồng ý. Bà Loan khởi kiện ra tòa án nhân dân. Quyết định của Ủy Ban nhân dân xã đúng không? Tại sao?

 Trả lời:

Căn cứ vào tình huống của bạn, chúng tôi xin phép tư vấn như sau:

Việc Ủy ban nhân dân xã ra quyết định buộc ông Dũng phải trả lại đất cho bà Loan là không phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Giữa ông Dũng và bà Loan đã phát sinh tranh chấp đất đai nên việc giải quyết tranh chấp này phải tuân thủ quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai:

1.  Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;   b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật (vì mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Như vậy, liên quan đến tình huống về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Dũng và bà Loan thì Ủy ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền giúp các bên tiến hành hòa giải tranh chấp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp. Kết quả hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã có quyền xác nhận vào biên bản hòa giải đó chứ không phải là ra Quyết định để giải quyết tranh chấp.

Công ty Cổ phần Địa ốc Thành Lê.

Cập nhật: 18/09/2019 -
Lượt xem:665
Các tin khác
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?

Ngày đăng: 17/09/2019 - Lượt xem: 572

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình

Ngày đăng: 17/09/2019 - Lượt xem: 549

Quy định về tách thửa đất nông nghiệp

Ngày đăng: 16/09/2019 - Lượt xem: 633

Đổi số nhà có phải đổi hộ khẩu?

Ngày đăng: 16/09/2019 - Lượt xem: 559

Cơ hội cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ.

Ngày đăng: 14/09/2019 - Lượt xem: 562