Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đai là UNBD cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân. Tại cấp cơ sở, UBND có trách nhiệm hòa giải khi xảy ra tranh chấp mà các bên không tự hòa giải được.
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã cùng các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân yêu cầu được giải quyết.
Theo ThS, LS Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty TNHH Luật Đức An, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013 như sau:
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau để giải quyết tranh chấp:
Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định
Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
“Tranh chấp đất đai thường khó khăn và phức tạp. Hòa giải là bước đầu tiên và nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”, luật sư Hảo cho biết.
Các tin khác
Bạn nên tìm nguồn vốn kinh doanh bất động sản từ đâu?
Ngày đăng: 02/03/2021 -
Lượt xem: 407
Bên cạnh lựa chọn phân khúc, một thắc mắc khác mà những người mới tham gia vào thị trường bất động sản thường gặp đó là nên sử dụng nguồn tiền từ đâu để đầu tư. Trên thực tế, có nhiều sự...
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho quyền sử dụng đất
Ngày đăng: 01/03/2021 -
Lượt xem: 502
Sổ đỏ đứng tên vợ chồng tôi, hiện tôi muốn làm thủ tục sang tên cho vợ chồng cậu em trai. Xin hỏi luật sư, nếu tôi làm thủ tục cho tặng thì vợ của người em chịu thuế 10% và 0,5 % thuế trước...
Bị từ chối công chứng di chúc nhà đất khi nào?
Ngày đăng: 25/02/2021 -
Lượt xem: 524
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, di chúc sẽ bị từ chối công chứng trong 2 trường hợp sau.