Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Những công trình hoành tráng xây dựng trên đất rừng phòng hộ: “Các quy định có sự vênh nhau...”

Cập nhật: 15/04/2015 -
Lượt xem:1518

Không phải người địa phương vẫn có đất rừng?

Khoảng đầu những năm 1990, Nhà nước có chủ trương thực hiện dự án 327, giao đất giao rừng cho người dân địa phương quản lý, trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc (thời hạn 40 năm). Những hộ gia đình “nhận khoán” rừng, được hỗ trợ cây giống, phân tro… và cũng được phép xây những căn nhà tạm (lưu ý chỉ là nhà tạm), để tiện trông coi rừng. Tuy nhiên, thực tế là do quản lý của cơ quan chức năng địa phương lỏng lẻo, nên có trường hợp nhận được rừng sau đó “âm thầm” chuyển nhượng lại kiếm lời, bất chấp quy định của cơ quan chức năng.

 Mục tiêu của chương trình 327 là phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ được rừng và môi trường sinh thái, sử dụng tiềm năng đất trống ở miền núi, trung du, bãi bồi ven biển và mặt nước nhằm tăng thêm sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, gắn kinh tế với xã hội; từng bước ổn định cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào các dân tộc; góp phần tích lũy cho Nhà nước và củng cố quốc phòng, an ninh.

 “Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Nhà nước có chính sách giao khoán rừng cho người dân cải tạo canh tác, phát triển rừng. Người nhận khoán phải là người địa phương, để tiện quản lý và nâng cao hiệu quả canh tác, trông coi, tránh việc nhận rừng… để bán. Bởi lẽ, nếu không phải là người địa phương thì hiệu quả canh tác, cải tạo rừng không cao, mà cơ quan chức năng rất khó quản lý. Luật pháp cũng quy định không được phép mua bán giao dịch đất rừng nhận khoán. Cụ thể, Quyết định 327 quy định rõ, chỉ trường hợp các hộ đi vùng kinh tế mới được phép chuyển quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư ở nơi đi, để có thêm vốn đầu tư mới đến. Đối chiếu quy định này, cơ quan chức năng sẽ rất dễ nhận thấy các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất rừng tại huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là không rõ vì lý do gì mà các vi phạm nói trên, vẫn  được cho tồn tại?” – một cựu công nhân Lâm trường Sóc Sơn nói.

 Câu hỏi được đặt ra là, tại sao một số trường hợp lại có thể xây dựng các công trình (không phải là nhà tạm) mà rất hoành tráng ngay trong diện tích đất đất rừng phòng hộ, vẫn không bị xử lý?

Những công trình hoành tráng xây dựng trên đất rừng phòng hộ: “Các quy định có sự vênh nhau...”

Các công trình xây dựng hoành tráng tại huyện Sóc Sơn, nằm trong mốc giới quy hoạch rừng phòng hộ năm 2008.    

Lời khẳng định của ông PGĐ…

Để có thông tin cặn kẽ về vấn đề này, PV tìm đến Cty TNHH MTV đầu tư phát triển lâm nghiệp Sóc Sơn, đơn vị quản lý phần diện tích đất hiện tại của một công trình xây dựng hoành tráng.

Mặc dù khẳng định nguồn gốc đất mà các công trình trên hiện đang sở hữu là đất của chương trình 327, nằm trong mốc giới quy hoạch rừng phòng hộ. Nhưng ông Lê Văn Sơn, PGĐ Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển lâm nghiệp Sóc Sơn cho rằng, các công trình xây dựng tiến hành trên là đúng quy định của pháp luật?  

 Ông Lê Văn Sơn cho biết, đất của ca sĩ Mỹ Linh hiện đang sử dụng được cấp giấy chứng nhận sở hữu. Nguồn gốc đất, khoảng năm 1995 thực hiện dự án 327, đất thuộc quản lý của lâm trường Sóc Sơn. Lâm trường đã giao cho ông Đỗ Xuân Lâm (công nhân lâm trường, hiện đã mất) quản lý 1ha. Năm 1997 gia đình ông Lâm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất được giao, gồm có 600m2  đất ở còn lại là đất rừng. Sau đó, gia đình ông Lâm chuyển nhượng phần diện tích này lại cho vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh, có xác nhận của UBND xã Minh Phú.  

Những công trình hoành tráng xây dựng trên đất rừng phòng hộ: “Các quy định có sự vênh nhau...”

Theo ông Lê Văn Sơn, PGĐ Cty TNHH MTV đầu tư phát triển lâm nghiệp Sóc Sơn: “Mặc dù Thanh tra có kết luận trường hợp họa sĩ Thành Chương và ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trái phép các công trình trên đất rừng phòng hộ, nhưng kết luận đó là không có căn cứ. Thực tế là thanh tra không biết cụ thể rừng phòng hộ có diện tích từ đâu đến đâu và đâu là đất rừng phòng hộ, đâu là đất ở?”.

 “Vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh làm nhà và một số công trình khác như chuồng trại chăn nuôi trên diện tích 600m2 đất ở. Diện tích còn lại là trồng cây ăn quả, đào ao thả cá… Còn vấn đề cho là cô ca sĩ này xây dựng trái phép thì tôi không biết, người ta xây dựng trên phần đất ở được cấp quyền sử dụng đất, mà lại nói là trái phép thì trái thế nào? Theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12-11-2001 thì đến đất rừng cũng được phép làm nhà. Cụ thể điều 21 của nghị định này quy định, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng (trừ rừng đặc dụng) được phép sử dụng một phần đất nhận khoán không quá 200m2 làm nhà để trông nom khu rừng nhận khoán, nhưng phải được bên giao khoán thỏa thuận bằng văn bản đăng ký với UBND xã sở tại. Nghị định này cũng cho phép được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp” – ông Lê Văn Sơn lập luận.

Tuy nhiên, khi PV hỏi, vậy căn cứ vào đâu mà thanh tra lại có thể nhầm lẫn như lời ông nói? Ông Lê Văn Sơn trả lời “Họ căn cứ vào bản đồ quy hoạch mốc giới rừng phòng hộ năm 2008, theo đó diện tích đất của ca sĩ Mỹ Linh, họa sĩ Thành Chương đều được khoanh vùng xác định là đất rừng phòng hộ”.

 Mặt khác, theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg (mà ông Sơn dẫn ra) quy định, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng (trừ rừng đặc dụng) được phép sử dụng một phần đất nhận khoán không quá 200m2. Nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của ca sĩ Mỹ Linh lại là 600m2 (nếu đúng như ông Sơn tiết lộ); và thực tế hai trường hợp này đều xây dựng các công trình chiếm cả nghìn m2, liệu có uẩn khúc hay mâu thuẫn gì không?

 Trả lời thắc mắc này (“Cả huyện xây nhà không cần phép...), ông Sơn khẳng định: “Đối chiếu với quy định của pháp đương nhiên có sự “vênh nhau”, theo từng thời điểm. Trường hợp ca sĩ Mỹ Linh hiện có quyền sử dụng 600m2 đất, trong khi quy định hạn mức sử dụng đất rừng làm các công trình (nhà tạm, để ở trông coi rừng) tối đa chỉ 200m2 (trước đây là 400m2) thì thực tế là việc cấp đất như thế xảy ra trước khi nghị định 178 được ban hành. Trách nhiệm phải điều chỉnh giải quyết là thuộc cơ quan chức năng của UBND huyện Sóc Sơn, chứ chúng tôi không phải là đơn vị cấp phép quyền sử dụng đất cho người ta. Việc này huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo phải điều chỉnh xuống theo đúng hạn mức mà pháp luật quy định, nhưng thực hiện hay chưa thì tôi không nắm được. Còn về vấn đề xin phép xây dựng, thì cả huyện Sóc Sơn này, việc xây nhà cửa người dân thường không xin phép, mà cũng chẳng có ai nhắc nhở hay hướng dẫn, yêu cầu người dân phải xin phép xây dựng công trình nhà ở. Ví dụ như căn nhà 2 tầng của tôi xây lên, cũng chẳng phải xin phép ai cả”.  

 Như vậy có thể thấy, theo ý ông Lê Văn Sơn là cần phải căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, căn cứ vào đất người ta đang sử dụng là đất gì, chứ không thể khoanh vùng lại, rồi khẳng định chung tất cả phần diện tích đánh dấu là đất rừng phòng hộ. Mặt khác, cơ quan chức năng cấp cả bìa đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, mặc dù đất đó nằm trong mốc giới quy hoạch rừng phòng hộ, thì không thể nói là người dân sai được.

(Theo cafeland)
Cập nhật: 15/04/2015 -
Lượt xem:1518
Các tin khác
Chính phủ yêu cầu hạn chế thu hồi đất nông nghiệp

Chính phủ yêu cầu hạn chế thu hồi đất nông nghiệp

Ngày đăng: 14/04/2015 - Lượt xem: 1461

Căn hộ sở hữu có thời hạn tái xuất thị trường

Căn hộ sở hữu có thời hạn tái xuất thị trường

Ngày đăng: 10/04/2015 - Lượt xem: 1529

Diện tích Nhà ở xã hội không nên vượt quá 70m2

Ngày đăng: 09/04/2015 - Lượt xem: 1609

Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?

Ngày đăng: 08/04/2015 - Lượt xem: 1509

Dự án Kenton:Thất bại và bài học đắt giá

Ngày đăng: 07/04/2015 - Lượt xem: 1639

Cải tạo chung cư cũ: Liệu có “dễ’ hơn?

Ngày đăng: 06/04/2015 - Lượt xem: 4339