Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Đất bị cấp chồng lấn phải làm sao?

Cập nhật: 05/05/2020 -
Lượt xem:815

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế không ít trường hợp đất liền kề bị cấp chồng lấn, cùng một diện tích nhưng được ghi nhận trong sổ đỏ của 2 gia đình. Vậy khi rơi vào tình huống này, tranh chấp đất sẽ được phân định ra sao?

Gia đình ông Long (Nam Trực, Nam Định) có một thửa đất đã được cấp sổ đỏ từ năm 2008. Tiếp giáp đó là mảnh đất nhà hàng xóm, cũng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng vào năm 2010. Trước nay 2 gia đình chưa từng xảy ra xích mích, cho đến tháng 3/2020, khi ông Long đo đạc lại đất để chuẩn bị tách thửa cho con thì phát hiện ra đất nhà mình nằm sâu khoảng 1m trong thửa đất nhà hàng xóm.

Nói cách khác, 1m đất chạy dọc theo ranh giới 2 thửa đất đều được ghi nhận trong sổ đỏ của cả 2 gia đình. Hiện ông Long và người hàng xóm đang tranh chấp gay gắt phần đất bị cấp chồng này, vậy ai mới là người được công nhận quyền sở hữu theo pháp luật?

 
Đất bị cấp chồng lấn phải làm sao? Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến việc một thửa đất hai sổ đỏ như ông Long nêu trên có thể do sai sót của cơ quan chức năng khi không kiểm tra và đo đạc kỹ trong quá trình cấp sổ đỏ cho 2 gia đình. Để giải quyết tranh chấp này, trước hết cần phải xác định nguồn gốc phần đất chồng lấn, từ đó mới phân định được phần đất đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nhà ai.

Để xác định nguồn gốc đất, ông Long phải làm đơn yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan đến thửa đất của gia đình, sau đó nộp đơn này tại Phòng tài nguyên môi trường nơi ông được cấp sổ đỏ. Khi có trong tay hồ sơ về thửa đất, ông Long cần kiểm tra xem các trình tự thủ tục, biên bản đo đạc trong hồ sơ đó đã đầy đủ và chính xác chưa. Bên cạnh đó, 2 gia đình cũng cần đo đạc hiện trạng thửa đất, đối chiếu với bản đồ qua các thời kỳ cũng như so sánh với thông tin trên sổ đỏ.

Khi đã xác định được nguồn gốc đất cũng như phát hiện ra sai sót trong quá trình đo đạc và cấp sổ đỏ, ông Long có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án: Thứ nhất là thương lượng với hàng xóm để tự giải quyết. Thứ hai là đem tranh chấp đó kiện ra tòa.

Trong trường hợp ông Long đem tranh chấp kiện ra tòa, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót. Dựa trên kết luận đó, văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào sổ đỏ đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Sau khi giải quyết tranh chấp xong xuôi, ông Long mới có thể thực hiện việc tách thửa đất cho con theo quy định của pháp luật.

Linh Phương (TH)

Cập nhật: 05/05/2020 -
Lượt xem:815
Các tin khác
Mua bán đất không công chứng: 3 trường hợp ngoại lệ được cấp sổ đỏ

Mua bán đất không công chứng: 3 trường hợp ngoại lệ được cấp sổ đỏ

Ngày đăng: 04/05/2020 - Lượt xem: 658

Theo quy định, khi mua bán đất đai thì các bên phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp ngoại lệ hợp đồng không cần công chứng mà vẫn có hiệu lực và được cấp...
7 trường hợp không được cấp sổ đỏ trong năm 2020

7 trường hợp không được cấp sổ đỏ trong năm 2020

Ngày đăng: 29/04/2020 - Lượt xem: 640

Sổ đỏ nhà đất là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng nhất chứng minh quyền sở hữu bất động sản, do vậy việc được cấp sổ đỏ là mong muốn của mọi người dân. Tuy nhiên, nếu rơi vào 1...