Những lưu ý khi nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư
Người mua căn hộ chung cư cần lưu ý trước khi đặt cọc, giao dịch mua căn hộ để hạn chế được các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình mua bán và sử dụng
Tuy rằng, căn hộ đã hoàn thành và có thể chuyển vào ở ngay, nhưng người mua vẫn cần phân biệt mình đang mua căn hộ thuộc trường hợp nào để lưu ý những vấn đề pháp lý tương ứng.
Trường hợp chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao căn hộ và muốn chuyển nhượng lại căn hộ đó
Theo quy định tại Điều 26 của Luật Nhà ở năm 2014, trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao hoặc nhận đủ tiền thanh toán theo thỏa thuận, Chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn hộ đó cho chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là “GCN”).Chính vì thế, trước khi giao dịch với chủ sở hữu căn hộ, người mua cần xác định xem chủ sở hữu đã được cấp GCN hay chưa. Đây là tiền đề để người mua xác định thủ tục cần thiết để xác lập quyền sở hữu đối với căn hộ đó, bao gồm 03 tình huống sau đây:
Một là, nếu chủ sở hữu đã được cấp GCN thì người mua và chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động nhà ở để chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ cho người mua.
Hai là, nếu đang trong thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN cho chủ sở hữu thì người mua nên chờ chủ sở hữu được cấp GCN, rồi hãy xác lập giao dịch mua lại căn hộ. Sau đó, đôi bên tiến hành thủ tục đăng ký biến động nhà ở như trên.
Ba là, nếu chủ sở hữu chưa được cấp GCN thì giao dịch mua lại căn hộ từ họ là một giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại. Đôi bên thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại; để từ đó Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN.
Trường hợp căn hộ đã hoàn thành nhưng chủ sở hữu chưa nhận bàn giao
Trong trường hợp chủ sở hữu chưa nhận bàn giao căn hộ mà chuyển nhượng lại cho người khác thì giao dịch giữa đôi bên là giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai và sẽ tồn tại 02 tình huống sau đây:
Một là, chủ sở hữu đã hoàn tất hết các nghĩa vụ với Chủ đầu tư. Trong tình huống này, người mua sẽ không phải kế thừa các nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu với Chủ đầu tư. Khi giao dịch được được xác lập, người mua sẽ trở thành chủ sở hữu căn hộ trong mối quan hệ với Chủ đầu tư.
Hai là, chủ sở hữu vẫn còn các nghĩa vụ chưa thực hiện với Chủ đầu tư (thông thường là chưa thanh toán hết các khoản phải trả theo hợp đồng mua căn hộ). Trong tình huống này, người mua cần lưu ý về giá chuyển nhượng hợp đồng thỏa thuận với chủ sở hữu; Bởi vì, người mua sẽ phải kế thừa các nghĩa vụ với Chủ đầu tư mà chủ sở hữu chưa thực hiện.
Trong cả 02 tình huống, đôi bên phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai như thủ tục chuyển nhượng hợp đồng nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bánnhà ở).
Về nguyên tắc chung, mọi giao dịch mua bán hay chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở giữa người mua và chủ sở hữu căn hộ đều phải được lập thành hợp đồng và được công chứng. Thêm vào đó, trừ trường hợp mua lại căn hộ đã được cấp GCN, các hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải có sự xác nhận của Chủ đầu tư.
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 33 và 34 của Thông tư 19/2016/TT-BXD.
Các tin khác
Quy định của pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Ngày đăng: 26/04/2019 -
Lượt xem: 956
Quy định của pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất năm 2019. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai là gì?
Mua nhà không có "sổ đỏ", những rủi ro gặp phải
Ngày đăng: 25/04/2019 -
Lượt xem: 871
Theo quy định của pháp luật, nhà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên chưa đủ điều kiện khi giao dịch mua bán, chuyển nhượng....
Bồi thường đất nằm trong dự án
Ngày đăng: 24/04/2019 -
Lượt xem: 825
Bồi thường đất nằm trong dự án. Gia đình tôi có một mảnh đất sắp bị thu hồi để thực hiện khu vui chơi. Gia đình tôi sẽ được bồi thường thế nào?