Hỏi: Đất gia đình tôi mua năm 2011 và đã làm sổ đỏ đầy đủ. Nhưng nhà bên xây nhà trước, tự ý đo và xây tường rào lấn chiếm đất nằm trong sổ đỏ của gia đình tôi. Bây giờ gia đình tôi xây nhà đúng theo sổ đỏ thì bị nhà bên kiện, yêu cầu trả lại mặt bằng mà bên kia đã lấn chiếm. Còn yêu cầu Ủy ban nhân dân phường buộc đình chỉ thi công, trong khi đã được giấy phép của Ủy ban nhân dân thành phố cấp. Bây giờ nhà bên đòi kiện ra tòa. Gia đình tôi phải giải quyết như thế nào? Liệu gia đình tôi có thắng kiện không? Xin chuyên gia tư vấn giúp đỡ. Gia đình xin chân thành cám ơn.
Chào bạn, vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin được trả lời như sau:
1. Việc xây dựng nhà của bạn có thể bị đình chỉ trong thời gian xem xét giải quyết tranh chấp:
Bạn là người có chủ quyền hợp pháp với quyền sử dụng đất (qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được Nhà nước cấp), do vậy, bạn có quyền xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc trong phạm vi quyền sử dụng đất của mình theo nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp. Nếu gia đình hàng xóm không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh yêu cầu của họ là hợp pháp thì việc Ủy ban nhân dân xã ra quyết định đình chỉ thi công công trình của bạn là không có căn cứ và bạn có thể khiếu nại quyết định này. Tuy nhiên, trong trường hợp người hàng xóm xuất trình được những căn cứ xác định phần đất tranh chấp là của họ (ví dụ họ đã được cấp giấy chứng nhận cho phần diện tích đất tranh chấp) thì để tránh xung đột gia tăng, Ủy ban nhân dân xã có quyền tạm thời yêu cầu gia đình bạn tạm ngừng việc thi công để yêu cầu hai bên đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu gia đình hàng xóm cũng đưa ra được căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc về họ thì Tòa án có thể ra quyết định cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, tức là yêu cầu gia đình bạn ngừng việc thi công trong quá trình tòa giải quyết để xem xét lại ranh giới thửa đất theo Điều 110, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Chứng cứ hai bên cung cấp cũng như hồ sơ địa chính gốc sẽ là căn cứ để xem xét phần diện tích đất tranh chấp thuộc bên nào.
2. Những biện pháp cần thực hiện và các phương án giải quyết của tòa án.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình bạn nên chuẩn bị các tài liệu, căn cứ chứng minh chủ quyền đối với quyền sử dụng đất để xuất trình cho cơ quan tòa án như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các biên lai nộp tiền nghĩa vụ tài chính với nhà nước thể hiện bạn đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với toàn bộ diện tích đất được cấp giấy chứng nhận...
Kết quả giải quyết của tòa án phụ thuộc vào những căn cứ mà hai bên cung cấp, trường hợp gia đình hàng xóm có căn cứ họ cũng có chủ quyền với phần diện tích đang tranh chấp thì cần phải xem lại toàn bộ quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả hai bên. Đồng thời, đối chiếu với hồ sơ địa chính qua các thời kỳ, các giao dịch đăng ký biến động đất thể hiện sự biến động về ranh giới đất (nếu có) Tòa án sẽ xác định ai có chủ quyền hợp pháp với phần đất tranh chấp. Trường hợp gia đình hàng xóm khởi kiện không có căn cứ thì Tòa án sẽ bác yêu cầu của họ.
Các tin khác
Giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp có giấy tờ chuyển nhượng
Ngày đăng: 06/10/2014 -
Lượt xem: 1242
Hỏi: Ông ba em sinh sống trên mảnh đất khoảng 38m2 từ năm 1950 (không có giấy tờ đất) đến năm 1992 thì sang nhượng lại cho gia đình em (có giấy sang nhượng và có chính quyền xác nhận).
Quyền đòi lại ngõ đi chung nằm trong sổ đỏ
Ngày đăng: 06/10/2014 -
Lượt xem: 1189
Hỏi: Nhà tôi đất hình chữ L, có ngõ đi chung là phần đất nằm trong sổ đỏ mang tên tôi. Vậy bây giờ tôi có thể đòi lại ngõ đi chung đó được không? Nếu được tôi cần...
Vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất sai mục đích
Ngày đăng: 06/10/2014 -
Lượt xem: 1247
Hỏi: Ông A mua đất ông B nhưng chưa làm xong thủ tục sang tên. Ông A sử dụng đất này để sản xuất kinh doanh trong khi đất này là đất nông nghiệp. Vậy trách nhiệm có phải quy về ông A không?...